Những mô hình nuôi cá trắm cỏ hiệu quả cao được giới thiệu và chia sẻ rộng rãi đến người chăn nuôi. Ngày càng nhiều người đào ao để nuôi loại cá nước ngọt này. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu nuôi cá hoặc chưa có kinh nghiệm cá rất dễ mắc bệnh. Người nuôi cá trắm cỏ thường gặp khó khăn do bệnh xuất huyết cá trắm cỏ trong quá trình nuôi. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh và điều trị bệnh sẽ giúp người nuôi tránh khỏi căn bệnh này. Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ có tỉ lệ cá chết sau khi mắc bệnh rất cao nên người nuôi cần cẩn trọng. Từ quá trình chọn con giống, chuẩn bị ao nuôi và vệ sinh ao trước khi nuôi đều phải được chuẩn bị đúng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tìm hiểu về cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ phân bố rộng, thích sống ở tầng dưới nước, sông ngòi, ao hồ tự nhiên. Cá di chuyển, hoạt bát, bơi nhanh, tập trung thành đàn sinh đẻ trong bãi cạn ao hồ nhiều và chi lưu sông lớn. Vào mùa đông thường qua đông ở vùng nước sâu. Cá trắm cỏ là loài cá ăn cỏ, cá con chủ yếu ăn thức ăn phù du, ấu trùng muỗi, tảo, bèo, cám. Khi cá dài 10cm là hoàn toàn ăn mồi thực vật thuỷ sinh cao cấp. Ví dụ như cỏ đắng, tảo đen lá to và loại tảo khác thích ăn lá lúa cỏ non tươi. Kết hợp thêm thức ăn thương phẩm và thức ăn hạt theo liều lượng hợp lý.
Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ
Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ do một loại virus gây ra khiến cho cơ thể cá đỏ lên do xuất huyết, vây đỏ, nắp mang đỏ và viêm ruột. Khi mắc phải bệnh này tỷ lệ cá chết cao từ 30 – 50% đàn cá trong ao. Cũng có một số ao nuôi tỷ lệ cá chết 100%. Để khắc phục tình trạng này, bà con cần nắm rõ những phương pháp cần thiết sau đây để hạn chế bệnh ở cá trắm cỏ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với cá giống (3–5cm) khi nhìn dưới ánh sáng mạnh có thể thấy cơ xung xuất huyết, xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng có hiện tượng xuất huyết, nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ hoặc trắng nhợt nhạt do mất máu. Cá trắm cỏ lớn trên 2 tuổi khi mắc bệnh thì dấu hiệu xuất huyết không rõ ràng. Bệnh xuất huyết thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột bị hoại tử và sinh hơi. Đồng thời bà con cũng sẽ thấy triệu chứng hậu môn cá bị viêm đỏ.
Các dạng của bệnh xuất huyết
- Dạng cấp tính: Bệnh phát triển rất nhanh và trầm trọng. Cá bị bệnh sau khoảng thời gian từ 3–5 ngày có thể chết trắng ao. Tỷ lệ chết cao 30–50%, có một số ao nuôi tỷ lệ chết 100%. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các kích cỡ cá trong ao nuôi. Mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dày như nuôi trong lồng cá nhân tạo.
- Dạng mãn tính: Bệnh phát triển tương đối chậm. Trong giai đoạn này cá chỉ chết rải rác trong suốt mùa phát bệnh. Dạng mãn tính thường xuất hiện bệnh ở ao nuôi cá giống, nuôi ở diện tích lớn, mật độ thưa.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Khi mắc bệnh việc điều trị vô cùng khó khăn nên để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ. Bà con nên phòng bệnh bằng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau: Qua mỗi vụ nuôi cần có thời gian tẩy trùng ao, lồng nuôi. Trước khi nuôi cá phải chuẩn bị ao nuôi kỹ càng. Dùng vôi hòa với nước và té đều xuống ao với liều lượng 2kg/100m2. Định kỳ một tháng 2 lần để tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Vào mùa bệnh, bà con nên dùng vitamin C bổ sung vào thức ăn cho cá. Với liều lượng 30mg/kg cá trong một ngày và cho cá ăn liên tục trong mùa phát bệnh.
Cách trị bệnh xuất huyết cá trắm cỏ
Tiến hành khử trùng nước ao bằng TTCA , BKC hoặc BKD. Với liều lượng của nhà sản xuất khi trên bao bì. Đối với cá thì cho ăn DOXYCYCLIN hoặc FLORPHENICOL với liều lượng của nhà sản xuất có ghi trên bao bì với thời gian ăn từ 5–7 ngày liên tục. Sau khi điều trị bằng kháng sinh xong bà con cho cá ăn thêm vitamin C, B1 và bột tỏi. Nhằm tăng cường thêm sức đề kháng cho cá cũng như kích thích hệ vi sinh vật trong đường ruột phát triển và làm cho cá ăn khỏe và nhanh chóng phục hồi sau bệnh.