Bệnh Gumboro ở gà và cách chữa trị nhanh chóng hiệu quả. Trong quá trình chăn nuôi có khá nhiều căn bệnh mà người nông dân cần phòng tránh. Nếu không thì đàn gia cầm của bà con dễ có nguy cơ mắc bệnh và chết hàng loạt trong một thời gian. Chính vì thế việc khử khuẩn, sát trình là điều vô cùng quan trọng trước khi chăn nuôi gia cầm. Trong đó vệ sinh chuồng trại và chích vacxin theo từng giai đoạn, độ tuổi của gia cầm là điều hết sức quan trọng trước khi bắt tay vào chăn nuôi. Đôi khi vì thếu kiến thức nên các hộ nông dân chăn nuôi theo kiểu nuôi thả khó quản lý đàn gia cầm. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu cách phòng chống, chữa trị bệnh Gumboro ở gà hiệu quả nhất.
Bệnh Gumboro do virus gây ra
Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra trên hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp
Triệu chứng khi mắc bệnh Gumboro
– Thời gian nung bệnh Gumboro ngắn từ 2-3 ngày.
– Gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ vào hậu môn của nhau, những lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với những phân lỏng màu trắng đục có khi lẫn máu, gà suy sụp, liệt cùng với mất nước, xù lông.
– Bệnh số cao có thể 50 đến 100%, gà chết vào ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm, tử số trung bình 5-20%
– Thời gian ủ bệnh Gumboro trên gà rất ngắn, thường chỉ 2 – 3 ngày.
– Triệu chứng ban đầu là trong đàn gà xuất hiện một số con quay đầu tự mổ vào hậu môn. Gà kém ăn, bỏ ăn.
– Gà có dấu hiệu hoảng loạn, tiếng kêu khác thường.
– Sau 2 – 3 ngày thấy nền chuồng ướt nhanh do gà bị tiêu chảy. Gà uống nhiều nước, phân loãng trắng nhớt.
– Gà mất nước kèm theo mất chất điện giải khiến cho gà liệt, ít vận động, lông bẩn, nhất là vùng lông xung quanh hậu môn; nhiệt đô cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường.
– Gà trong đàn chết tập trung vào ngày 3 – 5, sau đó giảm dần đến ngày 9 – 10 thì dừng lại.
Bệnh tích của gà khi mắc bệnh
– Xác chết khô, cơ ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat.
– Xuất huyết trên cơ ngực, cơ đùi, lông xơ xác, chân khô.
– Thận bị hư hại dưới nhiều dạng khác nhau.
– Lách lúc bắt đầu bệnh thì triển dưỡng, sau đó thì bất dưỡng.
– Ở ngày thứ ba sau khi nhiễm, túi Fabricius bị thủy thủng, xung huyết, gia tăng kích thước và trọng lượng. Ơ ngày thứ tư, bệnh tích tăng lên, túi Fabricius tăng gấp 2-3 lần thể tích bình thường. Ơ ngày thứ năm, những bệnh tích viêm giảm dần, túi Fabricius giảm kích thước rồi bắt đầu bất dưỡng. Từ ngày thứ tám, trọng lượng túi Fabricius giảm từ 1/3-1/6 trọng lượng túi Fabricius bình thường
– Thường xuyên bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh
Biện pháp phòng chống và điều trị
– Cách tốt nhất để là ngườimắc phải căn bệnh. Bạnh cầm này là phòng bệnh bằng vaccin theo đúng lịch, định kỳ . Vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB với liều 2-3ml/1 lít nước.
– Thường xuyên bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh.
– Các biện pháp sau đây để hạn chế tỉ lệ chết
- Cách ly gia cầm bệnh và gia cầm khỏe mạnh.
- Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôI bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
- Bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng. Phòng ngừa stress, mất nước, mất chất điện giải