Bưởi da xanh là một trong những giống bưởi ưu việt ngày càng được trồng phổ biến và cho hiệu quả kinh tế cao. Trong các giống bưởi hiện đang được trồng, bưởi da xanh sẽ cho ra loại quả thanh ngọt và màu sắc bắt mắt. Thế nhưng, bưởi da xanh cũng là giống bưởi khá khó trồng, yêu cầu người nông dân phải nắm vững các kỹ thuật trồng và chăm sóc tỉ mỉ thì mới đảm bảo được hiệu quả trong trồng trọt. Vì trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số chứng bệnh có thể sẽ gặp ở bưởi da xanh cũng như cách để phòng chống sâu bệnh hiệu quả.
Bệnh thối gốc, chảy mủ ở bưởi da xanh
Triệu chứng của bệnh thối gốc, chảy mủ ở bưởi da xanh
Bệnh gây hại trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ pH đất thấp thích hợp cho nấm phát triển và gây hại. Ở phần gốc có những vết nhũn nước, nhựa chảy ra. Lúc đầu có màu vàng, sau đó khô cứng lại có màu nâu. Vết bệnh sau cùng khô và nứt, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Bệnh có thể phát triển nhanh vòng quanh thân hoặc rễ chính làm lá bị vàng. Nhất là gân lá, kế đó lá rụng, bệnh nặng lá trên cành rụng gần hết, cành khô chết.
Cách phòng chống bệnh thối gốc, chảy mủ ở bưởi da xanh
Không nên ủ cỏ sát gốc vào mùa mưa, cách gốc 20-30cm. Khi bệnh gây hại trên cây phun thuốc gốc đồng, nhóm Mancozeb, nhóm Fosetyl Aluminium. Vết bệnh ở gốc, lấy dao cạo sạch vỏ chỗ bị bệnh, rồi dùng Alpine 80WDG pha 20gram thuốc trong một lít nước hoặc dùng các loại thuốc trên pha đặc rồi quét lên chỗ vừa cạo.
Phòng trừ sâu hại cây bưởi da xanh
Triệu chứng: Không chỉ ở cây bưởi da xanh mà những loại cây khác như cây hạt dẻ,…. Cũng bị sâu hại đặc biệt là sâu non của sâu đục thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây.
Cách trị: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây. Có thể hòa thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC… cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.
Phòng trừ bệnh vàng lá ở bưởi da xanh
Triệu chứng của bệnh vàng lá ở bưởi da xanh: Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm; nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài; lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm; cây thường cho bông và trái nghịch mùa. Nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non có triệu chứng thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium.
Phòng bệnh vàng lá ở bưởi da xanh: Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với vùng nhiễm bệnh. Vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. Khi cây bị nhiễm nhẹ, cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh lây lan. Khi cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ toàn bộ cây ra khỏi vườn. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non như: Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon… Cây bưởi da xanh là loại cây cho thu hoạch lớn của người dân. Vì vậy bà con cần phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh. Để biết cách phòng trị cho cây, không ảnh hưởng tới năng suất của cây.
Lời kết
Phát hiện sớm một số bệnh phổ biến ở bưởi da xanh là rất quan trọng, nhưng các dấu hiệu ban đầu có thể khó phát hiện. Do đó việc áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng bệnh như đã nêu ở trên luôn là điều tiên quyết luôn phải thực hiện.