• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Phát Triển
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Phát Triển
No Result
View All Result

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đậu ở chim bồ câu hiệu quả

Thùy Vân by Thùy Vân
27/10/2021
in Chăn nuôi, Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
0
Tác nhân gây bệnh đậu ở chim bồ câu là do một virus thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus
Bệnh đậu là một bệnh thường gặp ở chim bồ câu

Bệnh đậu là một bệnh thường gặp ở chim bồ câu

Hiện nay, phong trào nuôi chim bồ câu đang phát triển khá rầm rộ. Có rất nhiều trại nuôi chim bồ câu, quy mô từ hàng chục đến hàng trăm đôi. Khi càng chăn nuôi số lượng lớn thì càng phải quan tâm đến vấn đề phòng trừ dịch bệnh cho chim bồ câu. Giống như các loài chim và gia cầm khác, bệnh đậu là một bệnh phổ biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho chim bồ câu.

Vào thời tiết mùa xuân và mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm cao, muỗi dễ sinh sôi nảy nở. Đây chính là mối nguy hại của chim bồ câu để lây lan bệnh đậu. Để khắc phục những tác hại của căn bệnh này, mọi người cần có đầy đủ kiến ​​thức và kỹ thuật phòng và điều trị bệnh đậu cho bồ câu. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết những điều này, người ta thường lầm tưởng bệnh đậu là mụn mủ tự nhiên, miễn là điều trị bằng phương pháp dân gian.

Mục lục

  • Nguyên nhân gây bệnh
  • Đặc điểm của bệnh đậu
  • Triệu chứng của bệnh đậu ở chim bồ câu
  • Bệnh tích dạng hầu họng
  • Cách phòng bệnh đậu cho chim bồ câu
  • Ðiều trị bệnh cho chim bồ câu

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là một virus thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridae. Hiện nay, người ta phân lập được nhiều chủng virus đậu gây bệnh cho các loài gia cầm và 60 loài chim trời thuộc 20 họ khác nhau, trong đó có chủng gây bệnh cho bồ câu (Deoki và Tripathy, 1991). Virus đậu rất mẫn cảm với eter và chloroform. Các hóa chất sau đây có thể diệt được virus: Phenol 1%, formalin 1‰ sau 9 ngày, dung dịch NaOH 1% chỉ trong nửa giờ. Ở nhiệt độ 600C, virus bị chết sau 8 phút. Trong nhiệt độ lạnh âm virus có thể tồn tại hàng năm.

Đặc điểm của bệnh đậu

  • Do virus gây ra, tạo thành các mụn đậu, thường ở những phần không có lông (mào, tích, quanh mắt, chân).
  • Các loại gia cầm đều có khả năng mắc bệnh.
  • Gây tỷ lệ chết cao cho gà con, chim non.
  • Bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa thu.
  • Đường lây lan của bệnh chủ yếu qua các vết xây xát ở vùng da không có lông.
  • Có thể lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe. Hoặc do muỗi đốt và truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.

Triệu chứng của bệnh đậu ở chim bồ câu

Chim bồ câu ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng rất cảm nhiễm với bệnh
Virus bệnh đậu xâm nhập vào cơ thể bồ câu chủ yếu qua tiếp xúc ngoài da
  • Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung quanh mắt, chân, mặt trong cánh).
  • Mụn có màu sắc khác nhau, từ màu trắng trong, màu hồng thẫm rồi chuyển sang màu xám.
  • Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo có màu vàng xám.
  • Trường hợp mụn ở mắt làm cho chim bồ câu bị mù.
  • Mụn đậu mọc trong thực quản, chim bồ câu thường không ăn, uống được và chết.

Bệnh tích dạng hầu họng

  • Bệnh tích: mụn đậu mọc trên niêm mạc miệng, thực quản
  • Bệnh thường xảy ra ở chim bồ câu non.
  • Bệnh đậu gây các vết loét ở miệng, họng.
  • Làm cho chim bồ câu khó ăn, khó thở rồi chết.
  • Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng xám.
  • Chim bồ câu dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.

Cách phòng bệnh đậu cho chim bồ câu

  • Phòng bệnh bằng chủng vaccine đậu gà.
  • Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.
  • Cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
  • Trường hợp chim bồ câu bị đậu ở niêm mạc miệng, có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ như a-xít bô-ríc 3%.
  • Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
  • Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết.
  • Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh.
  • Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu.
Bệnh đậu thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân
Chim bồ câu mắc bệnh đậu sẽ bị ốm, xác gầy và nổi mụn đậu trên da

Ðiều trị bệnh cho chim bồ câu

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm. Ðối với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin 10%, thuốc tím CuSO4 5% hoặc xanh methylen để bôi ngoài da. Thể niêm mạc có thể lấy bông làm sạch màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc sử dụng thuốc mỡ Tetracyclin 1% để bôi.

  • Ðiều trị nhiễm khuẩn thứ phát: Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:
  • Tiamulin: Liều 10 mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3 – 4 ngày hoặc liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3 – 4 ngày.
  • Oxytetracyclin: Liều 20 mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3 – 4 ngày.
  • Cần cho chim uống thêm Vitamin B1, C, A, D. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chim bệnh.
Tags: Chim bồ câuÐiều trị bệnh đậuTriệu chứng của bệnh đậu
Previous Post

Những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh giun chỉ ở vịt hiệu quả

Next Post

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh hà móng ở trâu bò

Next Post
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh hà móng ở trâu bò

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Phá sản vì nuôi dúi có thật không?

    Phá sản vì nuôi dúi có thật không? Làm thế nào để nuôi dúi thành công?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà trống có đẻ trứng không? Giải thích hiện tượng gà trống đẻ trứng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp nuôi cá dứa đơn giản mang lại hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Học ngay cách diệt bọ nhảy trên rau cải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ dự báo thời tiết chính xác của AI

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách trị gà khò khè bằng thuốc tây hiệu quả lại nhanh chóng 2023

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh nhiệt thán ở trâu, bò

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà ngũ sắc gồm những màu gì? Nuôi gà ngũ sắc thần kê đá hay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Nhuận Phát vào vai cao thủ cờ bạc thất thế trong “Đừng gọi tôi thần bài”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá trái cây miền Tây tăng vọt sau lệnh gỡ bỏ chốt chặn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In