Các tỉnh phía Nam của nươc ta đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động và những người làm nghề tự do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Qua đó nhằm duy trì sản xuất, ổn định đời sống cho người lao động. Từ tháng 7/2021, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Tỉnh Bình Dương diễn biến ngày càng phức tạp. Số ca nhiễm COVID-19 là hàng nghìn ca mỗi ngày, số công ty gặp dịch cũng ngày càng nhiều, nhiều công ty phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Khôi phục kinh tế tại Bình Dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tỉnh
Dịch bệnh đe dọa các tỉnh sản xuất hàng hóa ở khu vực phía Nam. Trước thực trạng trên, tỉnh Bình Dương đã không ngừng áp dụng nhiều giải pháp nhằm bảo vệ sản xuất doanh nghiệp. Chỉ thị 16 đã được áp dụng ở hầu hết các nơi ở Bình Dương. Hậu đại dịch, Bình Dương cần có các giải pháp khôi phục tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, đón lao động quay trở lại làm việc. Vậy các giải pháp khôi phục kinh tế tại Bình Dương diễn ra như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết các giải pháp đó nhé!
Báo cáo nợ tín dụng của Bình Dương
Báo cáo cho thấy, đến cuối tháng 9/2021, dư nợ tín dụng của Bình Dương đạt khoảng 241 nghìn tỷ đồng. Tăng 5,15% so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù được kiểm soát ở mức dưới 1%, song có xu hướng tăng so với đầu năm. Và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp bị thua lỗ. Tạm dừng hoạt động, mất thị trường tiêu thụ. Không có khả năng thanh toán nợ vay do ảnh hưởng của dịch.
Trước tình hình đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các đơn vị trong ngành. Tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Đẩy mạnh triển khai cam kết giảm lãi suất dư nợ hiện hữu. Quy mô trên 20.613 tỷ đồng của 16 ngân hàng thương mại (riêng 04 ngân hàng thương mại Nhà nước dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho các khách hàng).
Rà soát quy định nội bộ về thủ tục, quy trình. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo hướng hỗ trợ. Phù hợp với thực tế dịch bệnh. Tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận được chính sách. Tăng cường công tác tập huấn về công tác triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Các Sở cơ quan ban ngành vào cuộc hỗ trợ Bình Dương
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thống nhất. Đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả trong toàn hệ thống NHCSXH chính sách cho vay trả lương ngừng việc, cho vay trả lương phục hồi sản xuất. Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời phản ánh với NHNN, lãnh đạo UBND tỉnh về các khó khăn, vướng mắc. Đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời Phó Thống đốc cũng đề nghị Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Bình Dương. Cùng với các Sở, ban, ngành, các Hội, hiệp hội doanh nghiệp. Sẽ tiếp tục phối hợp các nhiệm vụ giúp cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn. Khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Bình Dương hiện đứng thứ 2 cả nước về số ca lây nhiễm dịch Covid -19. Trước tác động của dịch bệnh, hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ phải đóng cửa. Hoặc hoạt động cầm chừng, giảm tối đa công suất. Các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy…. Từ đó ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội nói chung. Và hoạt động ngân hàng trên địa bàn nói riêng./.