Tôm càng xanh cho giá trị kinh tế cao lại dễ sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên nghề nuôi tôm là một nghề khá vất vả bởi bì tôm rất dễ mắc bệnh. Và nếu không có biện pháp phòng ngừa hay điều trị dễ dẫn đến tôm chết hàng loạt dẫn đến tổn thất kinh tế rất lớn. Ngoài ra ở Tôm còn có một số bệnh lại chưa có thuốc đặc trị như bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh hiện nay chưa có thể chữa được. Vì thế bà con vần phải biết được cách phòng bệnh này như thế nào cho hiệu quả nhất. Bởi một khi tôm đã mắc phải chứng bệnh đuôi trắng thì hầu như không thể chữa được. Mà tỉ lể chết của căn bệnh này lại rất cao có khi lên đến 100%. Mời bà con cùng tham khảo.
Những điều cần biết về bệnh đuôi trắng ở tôm
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là những loài tôm nuôi nước ngọt tại nhiều vùng nước nội địa trên thế giới. Do có tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao nên chúng đã được nuôi trồng ở khu vực khác trên thế giới. Mặc khác, với mức độ nuôi trồng tăng cao thì mầm bệnh cũng đi kèm với đó. Các loại bệnh khác nhau được gây ra trên tôm càng xanh ít nhiều gây nguy hiểm và khó khăn trong việc điều trị. Những nghiên cứu về các tác nhân virus trên tôm càng xanh vẫn còn đang hạn chế. Trong đó, bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh – WTD cũng gây chết với tỷ lệ cao và chưa có biện pháp đặc trị hữu hiệu.

Nguyên nhân gây bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh
Chủng virus thứ nhất lớn hơn là giống Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV) thuộc họ Nodaviridea, hình khối 20 mặt, không có vỏ bao, đường kính 25nm, acid nucleoic nhân ARN. Chủng virus thứ hai cực nhỏ (extra small virus XSV) có hình khối 20 mặt, đường kính 15mn. Virus kí sinh trong tế bào chất của tế bào cơ đuôi, mang, dạ dày, ruột, cơ đầu, chân bơi, bạch huyết, cơ tim, buồng trứng. Nhưng chưa tìm thấy virus ở mắt và gan tụy.
Triệu chứng tôm bị bệnh đuôi trắng
- Từ giai đoạn postlarvae tôm thường kém ăn, xuất hiện màu trắng đục ở phần bụng.
- Trong các trại ương giống khi tôm nhiễm bệnh tỷ lệ chết lên tới 100%.
- Tôm càng xanh giống nhiễm bệnh đuôi trắng.
- Kiểm tra dưới kính hiển vi, tôm nhiễm bệnh bằng phương pháp nhuộm âm có hai loại virus. Chủng thứ nhất, virus không có vỏ bao, hình khối 20 mặt, đường kính 26-27nm. Loại thứ 2, có kích thước nhỏ hơn, đường kính từ 14-16nm, còn được gọi là virus siêu nhỏ (extra small virus XSV).
Thử nghiệm
Các thử nghiệm gây nhiễm với bệnh này được thực hiện bằng cách ngâm và tiêm cơ đối với ấu trùng tôm càng xanh; và tôm càng xanh thương phẩm từ các mẫu đồng nhất được lấy từ tôm bị bệnh. Kết quả ấu trùng tôm có tỷ lệ chết 100% trong vòng 4 ngày với các dấu hiệu bệnh lý tương tự như tôm bị nhiễm bệnh ngoài tự nhiên.
Đối với tôm lớn các dấu hiệu như lờ đờ, giảm ăn. Và tỷ lệ chết trên 50% xuất hiện sau 5 ngày thử nghiệm. Phần đầu ngực gia tăng kích thước lớn gấp đôi so với kích thước ban đầu. Dấu hiệu này đã được quan sát thấy ở tất cả tôm đã cảm nhiễm. Bao gồm cả tôm còn sống lẫn tôm đã chết. Dấu hiệu lâm sàng này cũng tương tự như bệnh branchiostegite blister (BBD) hoặc “hội chứng sưng đầu” kèm theo cái chết đã được báo cáo từ các trang trại nuôi thương phẩm. Khi mở giáp đầu ngực, ta sẽ thấy có hai bóng nước chứa đầy chất lỏng trên gan tụy và ở hai bên

Phân bố bệnh
Bệnh đuôi trắng (WTD) gặp ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Bệnh xuất hiện ở Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan. Tại Việt Nam chưa nghiên cứu nhiều bệnh này, nhưng cũng đã có những thông báo ở các trại sản xuất giống tôm càng xanh phát hiện bệnh đuôi trắng ở ấu trùng và tỷ lệ chết rất cao.
Cách phòng và điều trị bệnh
- Không có phương pháp điều trị bệnh này. Để ngăn ngừa bệnh chỉ có cách áp dụng các biện pháp quản lý tốt trang trại, trại giống. Khi đó sự lây lan và tác động của bệnh sẽ giảm thiểu.
- Thường xuyên kiểm tra đuôi trắng cho tôm bố mẹ trước khi cho sinh sản.
- Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp.