Khi nhắc đến một trong số những loại trái cây được rất nhiều người yêu thích thì cái tên dâu tây luôn xuất hiện trong đó. Ngoài vẻ đẹp đỏ mọng nước thì loại quả này cũng có hương vị thơm ngon với nhiều cách sử dụng chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống. Để bạn có thể cầm được trên tay những trái dâu tây xinh xắn, giàu dinh dưỡng thì đòi hỏi quá trình trồng và chăm sóc đúng cách là đặc biệt cần thiết và nghiêm ngặt. Và song song đó cũng chính là năng suất cũng như yếu tố kinh tế cao. Nếu có ý định trồng dâu tây thì đừng bỏ qua thông tin chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây nhé.
Là một loại cây thân thảo có thể sống được nhiều năm bằng phương pháp tách nhánh trồng. Bạn có thể trồng quanh năm và thông thường chỉ khoảng 2 tháng ở nhiệt độ và phương pháp chăm sóc thích hợp là đã có thể thấy được thành quả.
Chậu trồng dâu tây
Đừng quên tận dụng một số vật dụng không dùng đến như: thùng xốp, xô nhựa,… Hoặc “xịn” hơn, bạn có thể mua các loại chậu chuyên dụng để trồng dâu tây nhé. Nếu bạn tận dụng thùng xốp bạn nhớ đục lỗ các vật dụng này nha. Để khi tưới quá nhiều hoặc mưa thì nước có thể thoát ra ngoài cây sẽ không bị úng.
Lựa chọn đất phù hợp
Cây dâu tây ưa đất thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt, độ mùn cao. Dâu tây rất dễ mẫn cảm với các loại sâu bệnh nên xử lý đất phải thật kỹ. Bạn nên mua đất sạch để trồng, có thể trộn thêm xơ dừa để làm tơi xốp và thêm phân hữu cơ, trùng quế, phân bò để cung cấp dinh dưỡng. Bạn có thể trộn theo tỉ lệ: 2:1:1. Sau khi trộn đất xong bạn phun lên một số chế phẩm sinh học để xử lý đất nhé.
Chọn hạt giống trồng dâu
Bạn có thể mua cây giống tại các vườn ươm, một số cửa hàng nông nghiệp. Hay trên các trang mạng xã hội. Bạn nên mua cây giống nuôi cấy mô vì những cây này sẽ sạch bệnh và khoẻ mạnh hơn.
Cách trồng
Qua 2 bước trước tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối. Trồng mỗi chậu một cây nếu chậu nhỏ, nếu bạn sử dụng khay lớn thì trồng cây cách cây 40 – 45 cm. Vì trái dâu tây ra sát mặt đất nên cần phủ vỏ trấu, rơm lên mặt chậu trồng để tránh đất vang lên trái khi tưới.
Quy trình chăm sóc cây dâu tây
Chú ý đến nước tưới cây
Giai đoạn cây con mới trồng mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Không tưới nước quá tối muộn vì độ ẩm thấp cây dâu tây rất dễ bị nấm bệnh. Khi cây đã phát triển ổn định có thể tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm.
Bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón
Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Vì vậy cần phải bổ sung thêm các loại phân đa lượng và vi lượng, bón vào gốc hoặc xịt qua lá. Nên bổ sung phân qua lá bao gồm cả đa lượng, trung lượng và vi lượng, định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần. Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li…
Tỉa hoa, nụ
Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu. Nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục. Để trái lớn đều nên tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Tỉa hết ngó ra trên cây để tập trung nuôi trái trên cây chính. Có thể tận dụng ngó để nhân giống.
Tỉa bớt lá già, sâu bệnh
Chỉ để từ 3-4 thân/gốc. Cần tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất ánh sáng. Tuy nhiên cũng không nên tỉa lá quá nhiều sẽ làm mất khả năng quang hợp của cây. Thu gom các bộ phận tỉa bỏ để một chỗ để xử lý ngăn ngừa lây lan bệnh. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phun phòng ngừa sâu bệnh cho dâu tây.
- Chú ý: Trước thu hoạch ít nhất 10-14 ngày cần ngưng sử dụng phân, thuốc.
Cách nhận diện dâu tây đến mùa thu hoạch
Thu hoạch dâu tây khi 75% quả đỏ hồng. Nên hái quả vào lúc ánh sáng dịu nhẹ. Thông thường từ 8-10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều. Dùng ngón tay bấm nhẹ vào cuống quả không dùng kéo cắt hay móng tay để ngắt.
Phương pháp tách nhánh khi trồng dâu tây
Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới. Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.