Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 kéo dài khiến chỉ số sản xuất của một số ngành thiết yếu giảm mạnh hơn so với cùng kỳ. Điều này là do thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Doanh nghiệp khó lòng đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy do khó khăn về lưu thông vận chuyển, doanh nghiệp bị mất khách hàng hoặc không nhận được đơn hàng mới .
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch Covid-19 là một trong số những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm. CPI là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường sự thay đổi của mức giá so với ban đầu. Vậy chỉ số giá tiêu dùng giảm như thế nào, giảm nhiều hay ít? Mời độc giả đón xem thông qua chuyên mục lần này của chúng tôi.
CPI tăng thấp nhất trong vòng 5 năm
Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân quý III tăng 2,52%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Tháng 9/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 5 nhóm giảm giá so với tháng trước gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm giáo dục; nhóm giao thông; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm bưu chính viễn thông.
6 nhóm hàng hóa tăng giá, gồm: Nhóm đồ uống và thuốc lá; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch; các nhóm hàng hóa khác.
Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%
Lạm phát cơ bản tháng 9/2021 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo Tổng cục Thống kê, bình quân 9 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,82%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 9 và 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Chỉ số giá vàng tháng 9/2021 giữ ổn định so với tháng trước; giảm 1,64% so với tháng 12/2020 và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2021 giảm 0,48% so với tháng trước; giảm 1,14% so với tháng 12/2020 và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài.
CPI giảm do đâu?
Lý giải nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng thấp, bà Hương nhấn mạnh: Trong tháng qua, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, giá thuê nhà giảm; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào; người dân được hỗ trợ giá điện theo Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31.72021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19… là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 9.2021 giảm 0,62% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9.2021 tăng 2,06%; CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51%.
CPI cả năm 2021 có thể dưới 3% nếu kiểm soát tốt
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Thậm chí, nếu kiểm soát lạm phát một cách thận trọng, chủ động, CPI cả năm có thể dưới 3%.