Có lẽ trong nghề nuôi trông thủy sản thì nuôi tôm xếp hạng khó nhất. Vì tôm rất dễ mắc bệnh, mà hầu như các bệnh ở tôm rất dễ lây lan nếu không được chữa trị kịp thời. Vì tôm có sức đề kháng yếu, hơn nữa mức độ yêu cầu môi trường sống của tôm cũng rất cao. Chỉ cần môi trường nước nhiễm bẩn tôm rất dễ bị sinh bệnh. Trong khi đó nước nuôi tôm rất dễ bị nhiễm bẩn do lượng thức ăn thừa, mật độ nuôi tôm dày…Vì thế để nuôi tôm có hiệu quả bà con cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất. Trong bài này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con cách phòng trị các bệnh trên mang tôm nuôi thường gặp. Bệnh này cũng khá nguy hiểm có thể làm chết hàng loạt.
Một số kinh nghiệm đánh giá sức khỏe của tôm qua mang
Bà con có thể đánh giá được thể trạng của tôm qua mang như:
- Tôm khỏe thường giữ mang rất sạch.
- Mang chuyển sang nâu hoặc đen => tôm yếu, đáy ao dơ.
- Mang có màu hồng => tôm bị thiếu oxy kéo dài
- Ký sinh trùng ký sinh trên mang của tôm bị mảng bám
Nguyên nhân bệnh trên mang ở tôm nuôi
Môi trường có nền đáy bị ô nhiễm, ứ động các chất thải hữu cơ. Khi tôm sống ở đáy ao các chất hữu cơ bám vào mang và gây hiện tượng đen mang. Có thể tảo phiêu sinh trong ao nuôi quá dày; đến một thời điểm nào đó chúng tàn lụi đồng loạt. Làm tăng đáng kể vật chất hữu cơ lơ lửng, chúng bám vào mang tôm gây đen mang.
Trong ao tồn tại một số chất kích thích hóa học NH3, NO2. Nếu hàm lượng trong ao cao sẽ làm mang tôm rám đen, tổn thương. Hoặc nếu nồng độ quá cao có thể gây đen mang nghiêm trọng và gây tỷ lệ chết cao. Ngoài ra tôm bị đen mang có thể do khẩu phần thức ăn nuôi tôm thiếu vitamin C. Hay nuôi tôm trong điều kiện môi trường không có tảo. Trong trường hợp này, ngoài mang bị đen còn kèm theo các vết đen khác trên cơ thể. Có trường hợp đen toàn thân, thường xảy ra ở giai đoạn hậu ấu trùng và tôm ấu niên.
Triệu chứng bệnh trên mang ở tôm nuôi
- Thường được gọi là bệnh đen mang hay hội chứng đen mang tôm bị bệnh này có mang chuyển từ màu trắng ngà, sang màu nâu hoặc đen kèm theo tổn thương các tơ mang.
- Tôm bị bệnh thường hô hấp khó khăn, nổi đầu, dạt bờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, có thể gây chết rải rác.
- Tại các vị trí bị tổn thương trên mang do tác động hóa học từ môi trường xuất hiện sắc tố melanin màu đen, là chất tạo ra từ tế bào mang bị hoại tử.
- Mang tôm bị đen do sự thương tổn hay sự bao phủ của vật chất hữu cơ đều cản trở hoạt động hô hấp của tôm. Nên tôm bị bệnh thường cặp mé bờ ao, lờ đờ, bỏ ăn và chết rải rác ngay trong khi hàm lượng oxy hòa tan ở ngưỡng thích hợp. Nhưng có thể chết hàng loạt khi DO xuống thấp dưới ngưỡng thích hợp.
Cách phòng và trị bệnh trên mang ở tôm nuôi
Để phòng bệnh đen mang do các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm cần quan tâm tới nhiều biện pháp khác nhau như: Ổn định pH để giảm tính độc của một số chất khí; giảm ô nhiễm hữu cơ bằng cách xác định chính xác khẩu phần thức ăn; dùng Khoáng tạt N079 và vi sinh TA- Pondpro trị bệnh; và dùng định kì để làm sạch đáy ao, kìm hãm sự phát triển của tảo đáy và duy trì tảo phiêu sinh ổn định. Nếu tôm bị bệnh này do môi trường nuôi cần thay nước mới; nếu có thể và cải tạo nền đáy, thay ao. Và kết hợp dùng dùng Khoáng tạt N079 và vi sinh TA- Pondpro để giảm ô nhiễm hữu cơ.