Đà điểu là một họ chim không biết bay thuộc bộ đà điểu, chúng được tìm thấy đầu tiên tại các vùng hoang dã châu Phi. Đặc điểm nhận dạng của chúng cũng không quá khó, có một cái đầu hình thoi, chiếc cổ vô cùng cao và không lông. Chúng có thể cao đến 2m và nặng 150kg và chạy rất rất nhanh. Đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam có nhiều hộ dân bắt đầu xem đà điểu như một loại vật nuôi đem lại giá trị kinh tế. Nếu bạn có ý định nuôi đà điểu và muốn tìm hiểu đà điểu ăn gì thì dễ thôi, bài viết này sẽ thỏa mãn bạn.
Đà điểu ăn gì?
Chim đà điểu không kén chọn thức ăn, chúng có thể ăn tất cả các loại có thể nuốt được. Kể cả những món không nên nằm trong danh sách các món nên ăn thì chúng cũng ăn tuốt. Theo chúng tôi được biết thì chúng ăn cả bu lông, đinh ốc, đinh tán, chìa khóa, vật làm bằng da, nhựa mà chúng có thể lượm lặt được trong chuồng nuôi. Khi các “thức ăn lạ” này không thể tiêu hóa sẽ khiến cho đường ruột của chúng tắc nghẽn, từ đó gây ra mắc nghẹn cấp tính.
Vậy nên thay vì hỏi đà điểu ăn gì thì người nuôi đà điểu nên kiểm soát thức ăn của chúng thông qua những nguồn chủ yếu như bên dưới. Trong đó, thức ăn của đà điểu được chia thành nhiều dạng khác nhau, cụ thể:
Đà điểu ăn gì – Thức ăn thô xanh
Đây là tất cả các loại cỏ mà con người dùng chung để nuôi trâu, bò: cỏ voi ( chia thành nhiều loại cỏ voi khác nhau: , Cỏ Voi Đuôi Sói, Cỏ Packong 1, Cỏ Voi Lùn, Cỏ Voi Đài loan, Cỏ Voi Tím…), cỏ linh lăng, cỏ lúa mạch, cỏ chân chim, cỏ chân vịt, cỏ Ghine, cỏ Mulato 2, Cỏ ruzi,…
Ngoài ra thức ăn xanh tươi của chúng còn bao gồm nhiều loại rau và lá cây khác nhau. Đó là các loại cây họ đậu, lá mía, rơm rạ ủ khô, thân cây ngô,…Nhóm thức ăn thô xanh sẽ là nguồn thức ăn chính của đà điểu, nhưng cũng cần kết hợp với nhiều loại thức ăn khác để tránh tình trạng đà điểu bị tiêu chảy. Cần kết hợp với các loại thức ăn dạng hạt, tinh bột hoặc là đạm động vật.
Đà điểu ăn gì – Thức ăn dạng hạt
Những thức ăn dạng hạt của chúng không hề kén chọn một chút nào. Chúng có thể ăn tất cả các loại hạt liên quan đến hạt ngũ cốc: thóc, ngô, các loại hạt đậu, hạt đỗ, yến mạch, lúa mạch,…và một vài loại hạt không phổ biến khác.
Đà điểu ăn gì – Thức ăn bổ sung
Theo như chúng tôi nghiên cứu thì đà điểu cũng cần được cung cấp đa dạng các loại vitamin. Nó có thể là vitamin A – D – E và B l, B2, B6, premix khoáng chất, protein đến từ các loại động vật như trùng quế, dế, giun,… Đây là nguồn thức ăn bổ sung quan trọng dành cho những con đà điểu nuôi lấy thịt. Các loại vitamin này đảm bảo cho đà điểu trong điều kiện nuôi nhốt lâu ngày trong chuồng vẫn không dễ mắc các bệnh liên quan đến đi vòng kiềng, cơ thể chậm lớn, còi cọc, chân không linh hoạt,..
Đà điểu ăn cát sỏi
Đúng rồi, bạn không nghe nhầm đâu, cát sỏi trở thành một phần câu trả lời cho câu hỏi đà điểu ăn gì. Tuy là một loại không có chất dinh dưỡng cùng mùi vị hấp dẫn như nhiều dạng thức ăn khác được kể đến ở trên. Tuy nhiên, thực tế là đà điểu rất thích ăn cát sỏi. Cát sỏi giúp cho đà điểu luyện tập được một cơ chế nghiền nhỏ thức ăn trong dạ dày tốt hơn. Tuy nhiên không nên cho đà điểu ăn nhiều cát sỏi. Bởi chúng là một loại vật chất chứ không phải thức ăn, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến các bệnh về bao tử của loại động vật này.
Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng theo giai đoạn của đà điểu
Chế độ ăn của đà điểu không những cần đảm bảo các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và cơ thể. Mà nó còn đóng vai trò mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng một cách nhanh chóng, cân đối và đặc biệt là khả năng đẻ trứng đảm bảo đạt mức độ tối đa đối với đà điểu cái. Các nhóm chất dinh dưỡng mà đà điểu cần bao gồm: nước, protein, Lipit, các loại khoáng chất và vitamin.
Sự cân bằng hài hòa giữa các nhóm chất trở thành yêu cầu trong thức ăn hàng ngày của đà điểu.
Đối với từng giai đoạn phát triển không giống nhau thì đà điểu cần nguồn thức ăn cũng khác biệt:
Đà điểu mới sinh đến 5 tuần tuổi
Thức ăn cho đà điểu mới sinh đến 5 tuần tuổi
Các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ cần nạp vào cơ thể:
Thành phần | Tỉ lệ (%) |
|
|
Hướng dẫn cho đà điểu mới sinh đến 5 tuần tuổi ăn
- Đà điểu con trong ngày mới sinh không nên cho ăn.
- Thức ăn từ ngày thứ 2 đến ngày 7: Cho ăn dạng ướt bằng cách trộn thức ăn cùng với một ít nước và cho ăn sau trộn 5 phút.
- Thức ăn từ 8 ngày tuổi đến 5 tuần tuổi: Cho đà điểu ăn cám viên tự ép theo khẩu phần ăn của đà điểu con.
Đà điểu từ 5 tuần đến 5 tháng tuổi
Thức ăn cho đà điểu từ 5 tuần đến 5 tháng tuổi
Các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ cần nạp vào cơ thể:
Thành phần | Tỉ lệ (%) |
|
|
Hướng dẫn cho đà điểu từ 5 tuần – 5 tháng tuổi ăn
- Tuần đầu tiên: Cho đà điểu ăn gì, đầu tiên là trộn thức ăn ở giai đoạn trước và tăng khẩu phần ăn ở giai đoạn này. Đến cuối tuần là thời điểm mà đà điểu đã quen dần với khẩu phần ăn mới.
- Từ 5 – 9 tuần tuổi: Cho ăn 300 – 450gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
- Từ 10 – 16 tuần tuổi: Cho ăn 700 – 1000gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
- Từ 16 – 20 tuần tuổi: Cho ăn từ 1200gr – 1400gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
Đà điểu từ 5 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Thức ăn cho đà điểu từ 5 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ cần nạp vào cơ thể:
Thành phần | Tỉ lệ (%) |
|
|
Hướng dẫn cho đà điểu từ 5 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi ăn
- Tuần nuôi đầu tiên: Trộn lẫn thức ăn của giai đoạn trước với thức ăn viên của giai đoạn này. Đến cuối tuần khi mà đà điểu đã quen với thức ăn mới thì cho đà điểu ăn hoàn toàn thức ăn mới.
- Từ 5 – 6 tháng tuổi: Cho ăn 1400gr – 1600gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
- Tư 6 – 9 tháng tuổi: Cho ăn 1800gr – 2000gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
- Từ 9 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: Đảm bảo duy trì 2000gr thức ăn/con đà điểu/ngày
Đà điểu sau 12 tháng tuổi
Thức ăn cho đà điểu sau 12 tháng tuổi
Các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ cần nạp vào cơ thể:
Thành phần | Tỉ lệ (%) |
|
|
Hướng dẫn cho ăn đà điểu sau 12 tháng tuổi
- Tuần đầu tiên: Giống với những giai đoạn phát triển của đà điểu trước đó. Cần phải gộp 02 khẩu phần thức ăn cũ và mới lại với nhau. Mỗi ngày cần tăng dần lượng thức ăn mới và giảm lượng cũ. Đến cuối tuần thì bắt đầu hoàn toàn việc cho đà điểu ăn theo khẩu phần ăn mới.
- Đà điểu từ trên 1 năm tuổi: Đảm bảo duy trì khối lượng 2000gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
- Đến 18 tháng tuổi: Cho đà điểu chuyển sang chế độ ăn thức ăn sinh sản.
- Đà điểu sau thời kỳ sinh sản này vẫn đảm bảo cho ăn 2000gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
Đà điểu sau 18 tháng tuổi và sau thời kỳ sinh sản
Thức ăn cho đà điểu sau 18 tháng tuổi và sau thời kỳ sinh sản
Các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ cần nạp vào cơ thể:
Thành phần | Tỉ lệ (%) |
|
|
Hướng dẫn cho đà điểu từ 18 tháng tuổi và sau thời kỳ sinh sản ăn
- Giai đoạn đà điểu từ trên 18 tháng tuổi + trong thời kỳ sinh sản: câu trả lời cho đà điểu ăn gì là 2500gr – 3000gr thức ăn/con đà điểu/ngày.
- Khác với những giai đoạn ở trên thì không cần phải thay đổi thức ăn từ từ cho chúng quen. Bởi cơ thể đà điểu lúc này đã đạt đến trạng thái ổn định, hoàn toàn có khả năng thích nghi với nguồn thức ăn mới.
Kết luận
Sở dĩ nhiều người quan tâm đến đà điểu như vậy bởi vì đây là một vật nuôi đem lại giá trị kinh tế rất cao trên nhiều phương diện. Thịt đà điểu có thể được xem như một loại thịt tốt cho sức khỏe bởi chứa ít mỡ ngăn chặn lượng cholesterol và có thể bán giá đầu 200 nghìn. Ngoài ra, trứng đà điểu có thể đạt đến kích thước gấp 20-25 lần so với gà. Được săn lùng bởi những bà bầu với giá cao như giá thịt.
>> Gà trống đẻ trứng có thật không?
Da đà điểu còn được dùng như một loại nguyên liệu sản xuất các loại túi xách, ví, giày dép với trị giá kinh tế ngang ngửa với nhiều loại da khác trên thị trường. Chẳng dừng lại ở đó, chúng tôi còn tìm hiểu được lông đà điểu rất được ưu chuộng trong việc trở thành vật liệu phủi bụi máy móc công nghiệp khi chúng không có khả nnăg tạo thành dòng tĩnh điện. Đến đây thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người tìm kiếm cụm từ đà điểu ăn gì đến thế rồi chứ. Bạn có quan tâm đến đà điểu không, sao không thử quan tâm ngay từ bây giờ.
Thông tin: vaisaa.com