• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Phát Triển
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Phát Triển
No Result
View All Result

Dùng công nghệ AI phục dựng bản giao hưởng dang dở

Như Huyền by Như Huyền
31/10/2021
in Khoa học - công nghệ
0
Dùng công nghệ AI phục dựng bản giao hưởng dang dở
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào trong âm nhạc giao hưởng

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào trong âm nhạc giao hưởng

Là một tín đồ của âm nhạc, nhắc đến Beethoven ai ai cũng nhớ đến những bản giao hưởng huyền thoại. Một người bất hạnh về gia đình, trắc trở trong chuyện tình cảm, với niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc. Cảm nhận âm nhạc, các nốt thăng trầm bằng chính trái tim chân thật của mình. Sáng tác cho mình nhiều bản giao hưởng xuất thần. Ông đã để lại cho đời sau nhiều bản giao hưởng kiệt tác. Tuy nhiên, sau khi biến cố xảy ra, ông qua đời. Để lại bản giao hưởng còn dở dang và những phác thảo chưa hoàn thiện. Với ấp ủ muốn phục dựng lại những bản giao hưởng còn dở dang đó, công nghệ AI được sử dụng để làm điều đó. Mời bạn đọc cùng đón xem họ áp dụng trí tuệ nhân tạo như thế nào nhé!

Mục lục

  • Beethoven là một thần đồng âm nhạc
  • Dùng công nghệ AI hoàn thiện bản giao hưởng của Beethoven
    • Ahmed Elgammal từng bước phát triển ý tưởng của mình
  • Công nghệ AI vẫn còn một số hạn chế để hoàn thiện bản giao hưởng của Beethoven

Beethoven là một thần đồng âm nhạc

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Beethoven là một thần đồng âm nhạc
Beethoven – một thần đồng âm nhạc để lại nhiều kiệt tác hút hồn người nghe

Beethoven bắt đầu viết bản giao hưởng số 10 cùng lúc với bản số 9. Bản giao hưởng số 9 mang tên Ode To Joy, hoàn thành năm 1824, khi Beethoven đã điếc hoàn toàn. Đây được xem là kiệt tác được cả thế giới biết đến của Beethoven và là bản giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do thiên tài âm nhạc người Đức biên soạn. Beethoven ngừng viết bản giao hưởng số 10, chỉ để lại một vài bản nháp và ghi chú khi ông qua đời ở tuổi 57, vào năm 1827.

Beethoven không chỉ là nhà nghệ sỹ tài ba piano, nhà soạn nhạc thiên tài, mà là người đầu tiên cảm nhận sâu sắc rằng: “Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.

Dùng công nghệ AI hoàn thiện bản giao hưởng của Beethoven

Công trình được một nhóm nhà soạn nhạc, kỹ sư nghiên cứu trong hai năm, giới thiệu tới công chúng hôm 9/10 ở Bonn, Đức – quê hương của Beethoven. Trên Youtube, đa số khán giả khen bản nhạc. Tài khoản Sally Nylund nhận xét: “Những gì tôi đang nghe đúng là âm nhạc của Beethoven”. “Tôi thích cách sử dụng đàn organ ở phần liên khúc. Tôi đồng ý với nhiều người rằng Bản giao hưởng số 10 chứa đựng hoài niệm, sự kính trọng Beethoven dành cho Bach và Handel”, tài khoản John Bader viết. Một số người khác khen sản phẩm thú vị nhưng thiếu sự kết nối tinh tế giữa các phần như những tác phẩm của Beethoven.

Dùng công nghệ AI hoàn thiện bản giao hưởng của Beethoven
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một phát minh cực kỳ tiên tiến trong thời đại 4.0 của loài người

Trong bài viết tờ The Independent đăng hôm 14/10, Giáo sư Ahmed Elgammal của Đại học Rutgers (Mỹ) – người khởi xướng dự án – nói ông biết sẽ có người không đồng tình bởi quan niệm nghệ thuật vượt qua các thuật toán, AI. Tuy nhiên, ông cho rằng trí tuệ nhân tạo là công cụ mở ra cánh cửa để các nghệ sĩ thể hiện bản thân theo cách mới.

Ahmed Elgammal từng bước phát triển ý tưởng của mình

Ahmed Elgammal nảy ra ý định viết tiếp Bản giao hưởng số 10 từ năm 2019. Ông đã liên hệ với Tiến sĩ Matthias Roeder, Giám đốc viện Karajan. Một tổ chức ở Áo, để trình bày ý tưởng. Ông Roeder tập hợp nhóm nghiên cứu. Trong đó có nhà soạn nhạc người Áo Walter Werzowa – người phụ trách lên ý tưởng bố cục cho tác phẩm. Nhà soạn nhạc Mark Gotham làm nhiệm vụ sao chép.  Các bản phác thảo của Beethoven, xử lý toàn bộ tác phẩm của ông để tạo nguồn dữ liệu đầu vào. Robert Levin – nhà âm nhạc học tại Đại học Harvard – cũng tham gia. Ông là nghệ sĩ dương cầm, từng tham gia hoàn thiện một số bản nhạc của Mozart và Johann Sebastian Bach.

Giáo sư Ahmed Elgammal cho biết công việc gặp nhiều trở ngại do các AI ở thời điểm đó. Còn đơn giản, chưa thực hiện được nhiều thao tác phức tạp. Họ mất nhiều thời gian “huấn luyện” AI hiểu phong cách sáng tác của nhà soạn nhạc. Cách ông phát triển các nốt thành những bản giao hưởng, tứ tấu và sonata sôi động. Chẳng hạn, AI tham khảo cách Beethoven xây dựng Bản giao hưởng số năm. Theo mô típ bốn nốt “ngắn-ngắn-ngắn-dài” lặp lại. Ngoài ra, AI cũng học kết nối, sắp xếp các phần. Đồng thời chỉ định các nhạc cụ cho từng khúc khác nhau. Họ từng biểu diễn nhiều buổi thử nghiệm cho các chuyên gia. Nhà nghiên cứu trước khi công bố dự án.

Công nghệ AI vẫn còn một số hạn chế để hoàn thiện bản giao hưởng của Beethoven

Beethoven qua đời năm 1827, ba năm sau khi hoàn thành Bản giao hưởng số chín. Ông đã viết phác thảo và một số ý tưởng cho Bản giao hưởng số 10. Nhưng sức khỏe ngày càng suy kiệt. Năm 1998, nhà nghiên cứu âm nhạc Barry Cooper đã nghiên cứu 250 bản phác thảo của Beethoven. Từ đó tìm ra phong cách của ông để viết tiếp chương một. Và chương hai của Bản giao hưởng số 10. Tuy nhiên, phiên bản này không phổ biến rộng rãi.

Công nghệ AI vẫn còn một số hạn chế để hoàn thiện bản giao hưởng của Beethoven
Tuy nhiên, công nghệ AI vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được một dàn nhạc giao hưởng thật sự ngoài đời

Theo tạp chí Times, trí tuệ nhân tạo gắn bó với âm nhạc từ lâu. Nhưng chỉ được ứng dụng rộng rãi trong vài năm gần đây. Từ năm 1951, Alan Turing, người tiên phong ngành khoa học máy tính. Đã chế tạo một chiếc máy tạo ra ba giai điệu đơn giản. Những năm 1990, David Bowie làm nhạc với ứng dụng kỹ thuật số. Có khả năng tạo ra các lời bài hát ngẫu nhiên, để lấy cảm hứng. Năm 2018, Francois Pachet ra mắt album nhạc pop được sáng tác bằng trí tuệ nhân tạo – Hello, World. Một năm sau, ca sĩ kiêm nhạc sĩ thử nghiệm Holly Herndon. Nhận được nhiều sự tán thưởng cho Proto – album cô hòa âm với phiên bản AI của chính mình.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng AI không thể tạo ra các tác phẩm kinh điển. Năm 2016, bài hát Daddy’s Car do AI viết lời. Bắt chước phong cách của The Beatles, bị chê là “mớ bòng bong”. Ở Việt Nam, mô hình công nghệ AI của kỹ sư Nguyễn Hoàng Bảo Đại. Ra mắt đầu năm nay, có thể viết 10 bài hát trong một giây.

Tags: AICông nghệTrí tuệ nhân tạo
Previous Post

Zalo Connect được tạo ra với quá nhiều tính năng hữu ích

Next Post

Phóng điện diệt cỏ với robot công nghệ hiện đại

Next Post
robot phóng điện diệt cây dại

Phóng điện diệt cỏ với robot công nghệ hiện đại

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Phá sản vì nuôi dúi có thật không?

    Phá sản vì nuôi dúi có thật không? Làm thế nào để nuôi dúi thành công?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà trống có đẻ trứng không? Giải thích hiện tượng gà trống đẻ trứng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp nuôi cá dứa đơn giản mang lại hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Học ngay cách diệt bọ nhảy trên rau cải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ dự báo thời tiết chính xác của AI

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách trị gà khò khè bằng thuốc tây hiệu quả lại nhanh chóng 2023

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh nhiệt thán ở trâu, bò

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà ngũ sắc gồm những màu gì? Nuôi gà ngũ sắc thần kê đá hay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Nhuận Phát vào vai cao thủ cờ bạc thất thế trong “Đừng gọi tôi thần bài”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá trái cây miền Tây tăng vọt sau lệnh gỡ bỏ chốt chặn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In