Theo khảo sát giá, giá lợn hơi tại nhiều địa phương tiếp tục giảm mạnh. Theo ghi nhận, giá lợn hơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Vậy cụ thể, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá lợn hơi giảm là gì? Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Giá lợn hơi tuy thấp nhưng giá thịt lợn bán tại các chợ dân sinh và siêu thị vẫn cao. Tương tự lượng tiêu thụ lợn hơi, thịt lợn bán tại chợ khá chậm. Rõ ràng, điều này là không hề tương xứng tí nào. Đứng về góc độ người tiêu dùng và hộ chăn nuôi, thì hoàn toàn không có lợi. Người tiêu dùng phải mua với giá cao, các trang trại và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thể không còn lợi nhuận. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục tình trạng này. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm ra câu trả lời bạn nhé!
Giá lợn hơi giảm mạnh
Tại Hà Tĩnh, đầu tháng 10, giá lợn hơi tại địa phương dao động mức 33.000 – 37.000 đồng/kg, giảm 25.000-30.000 đồng/kg so với giá bình quân năm 2020. Trong khi đó, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng 16-46% khiến người chăn nuôi phải bù lỗ ít nhất 1 triệu đồng/con lợn. Ngày 16/10, giá lợn hơi chỉ còn dao động trong khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg. Mốc giá thấp nhất khu vực là 35.000 đồng/kg, ghi nhận tại ba tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lào Cai. Trong khi đó tại Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định và Thái Bình, giá thu mua ghi nhận mốc nhỉnh hơn chút là 36.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi tiếp tục giảm từ 1.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg. Sau khi giảm từ 3.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam hiện giao dịch chung mốc 38.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực là 37.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa. Tại khu vực phía Nam, thương lái tỉnh Bạc Liêu hiện thu mua lợn hơi ở mốc thấp nhất khu vực là 36.000 đồng/kg sau khi giảm mạnh 5.000 đồng/kg so với hôm qua. 6 tỉnh gồm Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg trong hôm nay, hiện thu mua heo hơi với giá là 40.000 đồng/kg.
Lo ngại viễn cảnh khủng hoảng
Trước đà sụt giảm liên tục của giá lợn hơi những tháng gần đây, nhiều người lo ngại viễn cảnh tương tự. Như cuộc khủng hoảng năm 2017 cũng có thể xảy ra. Bởi theo Bộ NN&PTNT với tình hình giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng, đẩy giá thành sản xuất lên cao. Còn giá bán heo hơi lại giảm mạnh. Khiến người chăn nuôi heo chịu lỗ nặng.
Có tâm lý e ngại không muốn tái đàn. Năm 2017, mức giá thấp nhất là 22.000 đồng/kg. Giá thành sản xuất khoảng 40.000 đồng/kg thì khi bán ra lỗ khoảng 1,8 triệu đồng/con. Với mức giá hiện tại của heo hơi ở vùng 30.000 đồng/kg thì mức lỗ của người chăn nuôi cũng tương tự. Đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi cho biết hiện tại ở các trang trại cũng như hộ chăn nuôi đang bị dịch tả heo châu Phi hoành hành trở lại, khiến lượng heo nhỏ khoảng 50-60 kg chuẩn bị cho nhu cầu sắp tới bị sụt giảm. Hiện tại, dù nhiều địa phương đã dần mở cửa nhưng giá vẫn chưa tăng. Phía Cục Chăn nuôi giải thích là do tình trạng “dồn toa”.
Giá lợn hơi giảm, giá bán lẻ trên trời
Mặc dù giá lợn hơi đã hạ xuống thấp kỷ lục nhưng do phải qua nhiều khâu trung gian nên giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn giảm chưa tương xứng. Chị Trịnh Thị Thúy Hường, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Thái giãi bày. Thời điểm đầu năm, giá lợn hơi tăng lên trên 85 nghìn đồng/kg. Để “giữ chân” khách hàng, chúng tôi chấp nhận lãi rất ít. Giờ giá lợn hơi “hạ nhiệt”. Chúng tôi đã giảm 10 nghìn đồng/kg so với tháng 9. Chứ chưa thể hạ tương đương vì còn nhiều chi phí trung gian khác.
Như vậy, trong khi giá lợn hơi giảm khiến người chăn nuôi thua lỗ, thì người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn với giá cao. Người được hưởng lợi trong việc này chỉ có tiểu thương hoặc các nhà kinh doanh thịt lợn. Nguyên nhân là do có quá nhiều khâu trung gian trong quá trình phân phối thịt lợn ra thị trường. Dẫn đến chưa hài hòa lợi ích giữa 3 khâu sản xuất, cung ứng và tiêu dùng.
Thực tế này đặt ra vấn đề cho tỉnh là cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa các mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Theo các chuyên gia, đây được xem là giải pháp hữu hiệu. Nhằm đưa các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Cũng là con đường ngắn nhất thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.