Dưới tác động và ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, các công ty thuộc các ngành nghề và doanh nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn … Tại TP.HCM, các công ty hầu hết đã quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đang đối mặt với vấn đề thiếu vốn. Tuy nhiên, để vay được vốn trong thời điểm này không hề dễ dàng dù đất nước đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tài chính hạn chế, thông tin tài chính không rõ ràng và thiếu tài sản thế chấp. Đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có được vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy các doanh nghiệp cần vốn hỗ trợ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch. Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn trong đại dịch
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh cho biết, khảo sát nhanh trên 100 DN cho thấy, có trên 84% DN nhỏ và vừa gặp khó khăn do dịch tái bùng phát lần thứ tư. Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%, thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%, bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%… Áp lực lớn nhất hiện nay của DN là thiếu vốn và giá nguyên liệu tăng.
Bà Nguyễn Thị Thu Uyên, Giám đốc một DN chuyên sản xuất thực phẩm chế biến cho biết, chỉ hơn một năm nhưng dịch COVID -19 đã diễn biến phức tạp đến bốn đợt. “Trước đây, Việt Nam là điểm sáng trong công tác phòng, chống dịch, nên đơn hàng từ các nước dịch chuyển về Việt Nam nhiều. Nhưng nay, tình hình dịch bệnh trong nước hiện rất phức tạp nên đơn hàng cũng khó khăn hơn. Đơn hàng giảm mạnh, nhưng giá nguyên liệu đầu vào tăng đến 30% nên DN không thể nào cầm cự nổi”, bà Uyên cho biết.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, khẳng định, dịch COVID-19 đã khiến nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gây khó khăn cho DN sản xuất, kinh doanh. Với ngành chế biến thực phẩm, từ đầu năm đến nay giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng mạnh, đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu khiến DN hết sức khó khăn. Tuy nhiên, đây là nhóm mặt hàng thiết yếu, tham gia bình ổn thị trường, cho nên dù giá nguyên liệu tăng nhưng DN không thể tăng giá bán.
Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu vốn để duy trì hoạt động
Ngoài việc thiếu vốn để mua nguyên liệu dự trữ. Trả lương công nhân… để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều DN cũng cho rằng đang thiếu vốn để mua vaccine tiêm cho người lao động. Bởi, thời gian qua nhiều DN đã thực hiện tốt các biện pháp để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch. Nhưng vẫn có người mắc bệnh.
Đại diện Công ty CP 32 cho biết, công ty chuyên sản xuất các mặt hàng giày dép xuất khẩu. Phải làm việc tại chỗ. Trong khi đó người lao động thì lại ở phân tán nhiều nơi nên nguy cơ bị nhiễm dịch rất cao. Mặc dù đã hết sức cẩn thận. Nhưng DN vẫn có 2 trường hợp công nhân từ F1 trở thành F0 do lây nhiễm từ nơi trọ. DN đã phải tạm dừng hoạt động từ đầu tháng 6/2021.
Bà Đặng Thị Minh Phương, Tổng giám đốc MP Logistics cho rằng. Hỗ trợ nguồn vốn cho DN là rất quan trọng ngay lúc này. Rất nhiều DN, trong đó có MP Logistics cam kết trả phí để tiêm vaccine COVID-19 cho người lao động của mình. Vì vậy, kiến nghị cho phép DN được vay với lãi suất 0% để mua vaccine và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Chính phủ đã nỗ lực đưa ra nhiều gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Thực tế, kể từ khi dịch COVID-19 đã xảy ra từ đầu 2020 cho đến nay. Chính phủ đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho các DN bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Nhưng kết quả cho thấy khả năng hấp thụ các gói hỗ trợ này của DN không cao. Lý giải nguyên nhân khó tiếp cận các gói hỗ trợ này. Nhiều DN cho rằng, một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất… có thời gian áp dụng ngắn. Số lượng không lớn nên chưa thể giúp DN vượt qua khó khăn. Một số DN được ngân hàng cơ cấu lại nợ vay, gia hạn.
Nhưng lãi vay khoản nợ cũ chưa được giảm. Khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm, lãi suất vay vẫn còn cao… Trong khi việc hấp thụ các gói hỗ trợ thấp. Lại phải liên tiếp chịu các đợt “tấn công” của dịch COVID-19 khiến “sức khỏe” của phần lớn DN trong tất cả các ngành nghề đều suy yếu. Khảo sát của Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh đối với 100 DN cho thấy. Hơn 50% DN cho rằng bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch. Trong khi đó, ngày 14/6, UBND thành phố chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội toàn theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ thêm 2 tuần nữa (kéo dài đến 29/6) để phòng, chống dịch COVID -19. Điều này cũng khiến DN tiếp tục gặp khó khăn.
Các chi phí cũng được giảm tối đa hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố có 1.365 DN báo cáo gặp khó khăn do dịch COVID-19. Với hơn 42.500 người lao động mất việc hoặc ngừng việc. 410 DN có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân…
Để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trong tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Hiệp hội DN thành phố đề xuất thành phố triển khai nhanh các gói hỗ trợ Chính phủ. Các gói hỗ trợ an sinh xã hội. Trong đó cần khắc phục rào cản mà lần hỗ trợ thứ nhất các DN gặp phải.
Bên cạnh đó, cần quan tâm giảm các yếu tố chi phí sản xuất cho DN. Như tiền điện, phí vận chuyển, giao thông, cảng biển, an sinh xã hội cho công nhân mất việc, ngừng việc do ảnh hưởng dịch bệnh. Đồng thời, kiến nghị ngân hàng nới lỏng các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất nợ cũ. Và xem xét cho vay mới theo lãi suất thấp hơn, giúp cho DN sản xuất bớt khó khăn.
Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho doanh nghiệp
Tiếp tục đồng hành với DN và người lao động cùng vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn trong tình hình dịch đang diễn biến phức tạp hiện nay. Mới đây Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố cũng vừa trình UBND TP Hồ Chí Minh. Gói hỗ trợ an sinh xã hội lần thứ hai. Với gói hỗ trợ này, TP Hồ Chí Minh sẽ chi 1.075 tỉ đồng. Để hỗ trợ hơn nửa triệu người lao động và hàng ngàn DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Các ngân hàng đều đồng thuận là sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trên cơ sở là phải căn cứ vào thực lực nguồn vốn. Cũng như chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Lãi suất giảm thì cũng hỗ trợ cho đúng đối tượng khách hàng. Mà đang có khó khăn thực khăn thực sự. Doanh nghiệp có đơn hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19. Các tổ chức tín dụng làm sao phải triển khai chính sách hỗ trợ chính xác. Cần phải trích lọc dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn cho hệ thống