• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Phát Triển
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Phát Triển
No Result
View All Result

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trị một số bệnh ở cá kèo

Ngọc Ngân by Ngọc Ngân
29/10/2021
in Phòng và trị bệnh thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Cách phòng một số bệnh thường gặp trên cá kèo
Cách phòng một số bệnh thường gặp trên cá kèo

Cách phòng một số bệnh thường gặp trên cá kèo

Cá kèo giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon nên rất được ưa thích. Người nuôi nhận thấy tiềm năng của loại thủy sản này nên không ngừng học tập kỹ thuật, mở rộng diện tích nuôi. Nếu bạn lần đầu nuôi cá kèo thì đầu tiên nên tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn của cá, cách chọn cá giống, vệ sinh ao cá… Điều quan trọng không thể bỏ qua là một số bệnh ở cá kèo, đặc biệt là những bệnh có khả năng lây lan và làm chết cá trên diện rộng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc của người nuôi về những căn bệnh thường gặp ở cá kèo. Dù cho là người nuôi cá lần đầu tiên cũng có thể dễ dàng nắm bắt và phòng trị hiệu quả, cá phát triển tốt.

Mục lục

  • Tìm hiểu về cá kèo
  • Một số bệnh thường gặp ở cá kèo
    • Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas ở cá kèo
    • Bệnh trắng đuôi ở cá kèo
    • Bệnh tuột nhớt ở cá kèo
  • Phòng bệnh trên cá kèo
  • Cách trị bệnh thường gặp ở cá kèo

Tìm hiểu về cá kèo

Cá kèo hay còn có tên gọi khác là cá bống kèo là một trong những loài thủy sản đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá kèo mang lại nguồn thu vô cùng quan trọng đối với người dân. Do đó tình hình nuôi cá kèo ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi. Cá kèo phân bố rất rộng, từ vùng cận nhiệt đới đến vùng nhiệt đới, vùng ven biển Ấn Độ dương đến vùng Thái Bình dương, vùng Tahiti và vùng biển phía Nam Trung Quốc. Ở vùng Nam và Đông Nam châu Á, nhóm cá Gobiidae hiện có khoảng trên 50 loài thuộc 29 giống, Họ cá kèo Apocrypteídae là một trong những họ phân bố rộng ở vùng biển các tỉnh Nam bộ từ Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến Cà Mau.

Một số bệnh thường gặp ở cá kèo

Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas ở cá kèo

Cá kèo nhiễm khuẩn huyết Aeromonas khi môi trường ô nhiễm
Cá kèo nhiễm khuẩn huyết Aeromonas khi môi trường ô nhiễm
  • Nguyên nhân: Do các vi khuẩn Aeromonas (A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh phát sinh khi môi trường ô nhiễm, oxy hòa tan thấp, nuôi mật độ dày. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm.
  • Triệu chứng: Mình cá có những mảng đỏ với nhiều khối u, bụng có từng vùng  sẫm màu, lưng có nhiều vết thương, đuôi và vây bị hoại tử, mắt đục, lồi, sưng phù, hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước.

Bệnh trắng đuôi ở cá kèo

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.
  • Triệu chứng: Trên đuôi có các đốm trắng, sau đó lây lan đến vây lưng, vây hậu môn. Dần dần đuôi và vây bị xuất huyết, rách nát. Khi bệnh nặng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, đầu chúi xuống hoặc treo lơ lửng trên mặt nước.

Bệnh tuột nhớt ở cá kèo

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh phát sinh do cá bị sây sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh giữa các cá thể trong cùng 1 ao và giữa các ao.
  • Triệu chứng: Toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng đục. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, mình cá lở loét, vây rách nát, sau đó cá chết rất nhanh.

Phòng bệnh trên cá kèo

Nếu ao bẩn nên cho cá sang ao khác và xử lý nước ao
Nếu ao bẩn nên cho cá sang ao khác và xử lý nước ao

Luôn giữ môi trường nước trong ao sạch, không bị ô nhiễm. Chọn giống khỏe, vận chuyển đúng quy trình để cá khỏe, không bị sây sát. Nếu nuôi thâm canh, định kỳ 10 -15 ngày xử lý nước và đáy ao bằng các chế phẩm vi sinh. Đảm bảo đầy đủ thức ăn cho cá phát triển khỏe mạnh, định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn giúp cá tăng cường sức đề kháng.

Cách trị bệnh thường gặp ở cá kèo

  • Biện pháp xử lý đầu tiên khi cá kèo nhiễm bệnh là thay 20-30% nước trong ao bằng nguồn nước sạch, vệ sinh xung quanh ao. Dùng thuốc diệt khuẩn xử lý nước trong ao. Dùng thuốc điều trị trộn vào thức ăn theo đúng liều lượng. Rải vôi sát khuẩn bờ ao, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh.
  • Chú ý: Không dùng kháng sinh để phòng bệnh. Nếu phải điều trị bệnh bằng kháng sinh thì ngưng sử dụng thuốc 4 tuần trước khi thu hoạch.
Tags: bệnh trắng đuôibệnh tuột nhớtphòng bệnh cho cá kèo
Previous Post

Bệnh mềm vỏ ở tôm – Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Next Post

Biện pháp phòng bệnh sưng vòi thường gặp ở ốc hương

Next Post
Cách phòng bệnh sưng vòi ở ốc hương

Biện pháp phòng bệnh sưng vòi thường gặp ở ốc hương

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Phá sản vì nuôi dúi có thật không?

    Phá sản vì nuôi dúi có thật không? Làm thế nào để nuôi dúi thành công?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà trống có đẻ trứng không? Giải thích hiện tượng gà trống đẻ trứng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp nuôi cá dứa đơn giản mang lại hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Học ngay cách diệt bọ nhảy trên rau cải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ dự báo thời tiết chính xác của AI

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách trị gà khò khè bằng thuốc tây hiệu quả lại nhanh chóng 2023

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh nhiệt thán ở trâu, bò

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà ngũ sắc gồm những màu gì? Nuôi gà ngũ sắc thần kê đá hay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Nhuận Phát vào vai cao thủ cờ bạc thất thế trong “Đừng gọi tôi thần bài”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá trái cây miền Tây tăng vọt sau lệnh gỡ bỏ chốt chặn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In