Nói đến trái cây đặc sản của những vùng đất có khí hậu nhiệt đới thì không thể nào quên kể đến chuối. Đến những khu vực vùng quê tại nước ta không quá khó thấy hình ảnh những cây chuối mọc cạnh bên nhà. Chúng thật sự là loại thực phẩm dinh dưỡng thơm ngon dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn mà hầu hết ai cũng yêu thích. Cây chuối phát triển lên nhờ vào thần thân và rễ chứ không phải từ hạt giống. Chúng khá dễ trồng. Nhưng tuy nhiên để trồng chuối đảm bảo mang lại năng suất tốt, tiềm năng kinh tế thì bắt buộc bà con nông dân phải quan tâm đến việc tìm hiểu kiến thức kỹ thuật trồng trọt hiệu quả.
Đây là những bước đơn giản từ khâu chuẩn bị, làm đất, bón phân, chăm sóc,.. Nếu còn thắc mắc liệu chi tiết các bước này ra sao thì cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết chủ đề kỹ thuật trồng chuối sai quả, năng suất tốt bên dưới đây nhé!
Các bước chuẩn bị ban đầu
Chọn giống cây chuối chất lượng
Như bà con đã biết, trên thị trường hiện tại có rất nhiều giống chuối cho năng suất cao. Và chúng cũng rất được thị trường ưa chuộng. Có thể kể đến như chuối tiêu, chuối mốc, chuối sứ, chuối Laba, …. Bà con tùy theo tình hình nguồn giống ở địa phương, cũng như sở thích để lựa chọn giống. Tiến hành chọn những cây chuối con mập, khỏe mạnh, đồng thời không bị sâu bệnh. Độ cao trung bình khoảng 0.8 – 1m. Thực hiện cắt gọn rễ, và chỉ để lại 2-3 lá trên cây. Để đảm bảo chuối ít sâu bệnh sau này, bà con nên sử dụng thuốc Benlat C hay Bordeaux 2% để diệt khuẩn trước khi trồng.
Chất lượng đất trồng cây

Thời điểm thích hợp để bắt đầu trồng là vào đầu mùa mưa. Lúc này cây sẽ được cấp đủ nước và cũng tiết kiệm công sức tưới nước hơn. Một đặc điểm bà con cần lưu ý là đất trồng cần phải tơi xốp, thông thoáng và có khả năng thoát nước tốt. Tuy nhiên, nếu bà con đảm bảo được nguồn nước tưới thuận lợi thì có thể trồng chuối bất cứ lúc nào trong năm. Riêng với chuối Cau thì thời điểm trồng phải bắt buộc là tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Kích thước các hố trồng tiêu chuẩn là 40x40x40 cm. Thực hiện bón lót 4-5kg phân chuồng hoai mục, cùng với đó là một ít vôi bột. Bà con thực hiện việc này trước khi trồng khoảng 15-20 ngày để xử lý các mầm bệnh trong đất.
Thời tiết khí hậu phù hợp cho mùa trồng chuối
Cây chuối đặc biệt thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. 20-30 độ C là nhiệt độ lý tưởng để cây chuối sinh trưởng và phát triển. Với những vùng hay xảy ra ngập lụt thì không nên trồng chuối. Mặc dù là cây ưa ẩm, nhưng nếu bị ngập trong nước dài ngày thì chuối sẽ suy yếu và chết.
Lượng mưa hàng tháng 200 – 230mm sẽ cung cấp đủ lượng nước cho cây. Nếu như thời điểm ít mưa, bà con cần bổ sung nước tưới cho cây. Vào những mùa mưa bão, cây chuối là loại cây thân thảo nên không đứng vững trong những đợt mưa gió lớn. Bà con cần có những biện pháp chống cây bằng tre lứa. Ngoài ra khi trồng cần lựa để thời điểm thu hoạch không trùng vào mùa mưa bão dẫn đến giảm năng suất.
Kỹ thuật trồng chuối và cách chăm sóc
Các bước trồng chuối như thế nào là đúng?
Trong kỹ thuật trồng thì khoảng cách giữa các cây chuối sẽ tùy thuộc vào giống chuối lựa chọn. Có thể kể đến như với chuối xiêm là 3m x 3m, Chuối già là 2.5m x 2.5m, chuối cau thì gần nhau hơn 2m x 2m, … Khi trồng, bà con đặt cây chuối con dạng củ hoặc dạng chồi vào hố thấp hơn mặt đất khoảng 15 – 20 cm. Trước khi trồng cần đảm bảo không còn nước trong hố. Tiếp đến phủ đất kín xung quanh gốc chuối, sử dụng những loại đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.

Các bước trồng chuối:
- Bước 1: Phủ lớp trấu dày khoảng 15cm trên mặt ruộng, đồng thời đốt để tránh các mầm bệnh hại, làm giảm mật độ các vi sinh vật gây hại, diệt cỏ dại, làm tăng dinh dưỡng cho cây. Bổ sung chất dinh dưỡng như lân và kali để cải thiện điều kiện lý tính cho đất. Trước khi trồng cần bón vôi cho cây
- Bước 2: Đào hố với kích thước hố: dài x rộng x cao là 40 cm x 40 cm x 40 cm
- Bước 3: Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt
- Bước 4: Đặt cây giống vào hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững. Sau đó nhẹ nhàng lột túi bầu bằng cách rút lên. Sau cùng là lấp nốt phần đất còn lại tránh để bộ rễ của cây chuối giống bị đứt gãy,… Nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát sẽ tốt hơn
- Bước 5: Tưới nước cho những cây chuối vừa được trồng
Những việc cần làm trong quá trình chăm sóc cây chuối
Cung cấp nước cho cây phù hợp
Với những cây chuối mới trồng thực hiện tưới 2 ngày 1 lần. Khi chuối bước vào giai đoạn trưởng thành, tiến hành tưới 2 lần trong 1 tuần để cung cấp đủ lượng nước cho cây. Vào mùa mưa, thì bà con tưới ít hoặc thậm chí không cần tưới nước cho cây. Cùng với đó là cần phải để ý đến hệ thống thoát nước trong vườn trồng. Đảm bảo cây không bị ngập úng gốc nhiều ngày. Nếu như bị ngập cần có biện pháp khơi dòng, giúp thoát nước nhanh chóng.
Bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân bón
Để cây chuối phát triển tốt, cho quả to ngọt thì phân bón là không thể thiếu. Bà con cần bón lót trước khi trồng, và bón thúc trong suốt quá trình phát triển của cây.
Bà con nông dân cần bổ sung các chất như:
- Đạm giúp việc phân hóa mầm hoa, lá chuối xanh không bị mỏng. Tốc độ ra lá cũng nhanh, hoa ra sớm hơn, nải nhiều quả hơn, buồng nhiều nải hơn
- Kali giúp cây chuối được mập mạp, cứng cáp hơn, phòng tránh việc nhiễm bệnh, mép lá chuối cũng không bị khô héo, quả to hơn, ngon hơn, thơm hơn
- Lân giúp lá cứng cáp, chống được nấm bệnh, rễ phát triển tốt hơn
- Canxi giúp lá không bị đốm vàng, phiến lá to hơn, chống được bệnh tốt hơn
Trong một vụ, lượng phân bón cho mỗi gốc chuối lý tưởng bao gồm : 200-250g K, 50 gr P và 150 – 200 gr N.
Tỉa chồi cho cây chuối

Trong quá trình phát triển của chuối thì việc tỉa chồi đóng vai trò quan trọng. Sau khi cây chuối được 5 tháng, thì việc tỉa chồi cần phải thực hiện đều đặn mỗi tháng 1 lần. Bà con nên chọn những ngày nắng ráo để tỉa chồi. Đơn giản là dùng dao thắt ngang sát chỗ thân chuối để tạm dừng sự sinh trưởng của cây chuối con đó.
Loại bỏ bớt bắp chuối và chống đỡ cho phần thân
Sau khi cây chuối xuất hiện 1-2 nải trung tính thì đó chính là thời điểm cần để bẻ bắp chuối. Bà con tiến hành vào buổi trưa để tránh việc cây bị mất nhiều nhựa. Trong thời gian này, bà con có thể thực hiện phun thêm Decis va Mancozeb 0,1% để phòng chống một vài loại dịch bệnh hại cây chuối. Với những khu vực trồng có gió to và nhiều mưa thì việc chống cây rất quan trọng. Mục đích là để chuối đứng vững, nếu như buồng chuối quá lớn mà thân cây không được chống thì dẫn đến tình trạng gẫy ngang thân. Sử dụng những cây tre, lứa lớn để chống ngang thân. Đảm bảo cho cây luôn trong tình trạng đứng vững.