Nhu cầu sử dụng sữa bò ngày càng tăng cao từ đó kéo theo mô hình chăn nuôi bò sữa nở rộ ở khắp mọi miền đất nước. Bởi lẽ đây là một hình thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững trong thời điểm hiện tại. Nếu đang nghiên cứu và muốn đầu tư cho mô hình này thì bà con cần phải nắm rõ những kỹ thuật chăn nuôi bò sữa chuẩn để có được năng suất cao, sản phẩm khi bán đạt được yêu cần chất lượng.
Nếu chỉ nuôi nhỏ lẻ thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ không được bao nhiêu. Do đó, để giống vật nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao thì bà con con phát triển mô hình theo dạng trang trại. Nhằm giúp bà con có định hướng tốt nhất, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để bà con có thể áp dụng cho việc chăn nuôi trong trang trại của mình.
Chuồng trại chăn nuôi bò sữa
- Phải chọn nơi làm chuồng cao ráo, thông thoáng.
- Hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh gió lùa, và hướng nắng ấm.
- Có sân cho bò vận động, đi lại.
Bà con cần nắm rõ được những đặc tính của bò sữa thích ăn gì, hoạt động như thế nào để có thể chăn nuôi tốt nhất.
Cách chọn bò sữa giống
Như bà con cũng biết trong chăn nuôi bò sữa, việc chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng chính là yếu tố quyết định tới năng suất sữa sau này.
- Con giống sẽ quyết định tới 40% sản lượng sữa.
- Thức ăn chiếm 30%.
- Nuôi dưỡng chăm sóc chiếm 30%.
Trước khi chọn con giống bà con nên tìm đến những chuyên gia có kinh nghiệm nuôi bò sữa lâu năm để được tư vấn cách chọn con giống tốt nhất. Khi chọn con giống, bà con phải chọn những con không bị bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau đây:
Đặc điểm ngoại hình
- Bò phải có ngoại hình cân đối.
- Da mỏng, lông thưa, đầu thanh, cổ nhỏ.
- Mông nở, không dốc.
- Bốn chân khỏe, thẳng, móng ngắn, đều.
- Bụng to (chứng tỏ bò có thể ăn nhiều thức ăn thô).
Đối với bò đã và đang cho sữa thì bà con cần căn cứ vào
- Tốc độ giảm sữa thấp, thời gian cho sữa kéo dài.
- Tính tình hiền lành, dễ vắt sữa, tia sữa nhẹ, tạp ăn, ít bệnh tật.
- Lên giống rõ rệt, phối giống dễ đậu thai.
Đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho bò sữa
Khẩu phần thức ăn để duy trì cuộc sống của bò thì được gọi là khẩu phần duy trì.
- Lượng thức ăn nuôi thai trong giai đoạn bò cái có chửa, cụ thể cứ 100 kg khối lượng một đơn vị thức ăn duy trì.
- Ở tháng có chửa thứ 5 của bò cái thì mỗi ngày cho ăn thêm 0,3 đơn vị thức ăn.
- Tháng thứ sáu thêm 0,6 đơn vị, tháng thứ bảy thêm 0,9 đơn vị.
- Tháng thứ tám thêm 1,2 đơn vị và tháng thứ thêm 1,5 đơn vị thức ăn, mỗi đơn vị thức ăn cần 150 gam protein.
Cần một lượng thức ăn là 0,5 đơn vị để cho ra được 1kg sữa bò, đó là tính một chu kỳ vắt sữa 300 ngày chứ không phải tính cho tháng chửa cuối cùng.
- Để đơn giản hóa việc tính toán và xây dựng khẩu phần ăn của bò sữa, ta dựa vào tiêu chuẩn khẩu phần duy trì cộng thêm 0,3 – 1,3 đơn vị thức ăn nếu là bò đang có chửa tùy theo tháng mang thai và 0,5 đơn vị thức ăn cho 1 kg sữa.
- Đơn giản hơn, cứ một 1kg sữa thì tăng 0,5 đơn vị thức ăn. Ta tạm tính lượng thức ăn duy trì cộng thêm từ 0,3 – 1,3 đơn vị thức ăn; tùy theo tháng bò cái mang thai.
Thức ăn tinh thường chiếm 30 – 35%, còn lại là thân xanh thô và củ quả. Như vậy trong trường hợp này thì ăn tinh có khoảng 3,3 đơn vị thức ăn, tinh ra cứ sản xu ra 1 lít sữa phải cho bò ăn 0,33 kg thức ăn tinh hỗn hợp hoặc 0,36kg cám loại 1.
Đảm bảo tỉ lệ thức ăn
Thức ăn tinh chiếm 30 – 35% tổng số lượng, còn lại là thức ăn thô, xanh và củ quả. Ví dụ như 1 lít sữa được sản xuất ra thì bò phải ăn 0,33kg thức ăn tinh trong tổng 3,3 đơn vị thức ăn.
Những loại thức ăn dành cho bò sữa
- Bã bia và bí đỏ là hai loại thức ăn rất tốt vì có nhiều nước và nhiều vitamin.
- Thức ăn xanh gồm có cỏ tươi, bắp, cải, lá su hào, lá cà rốt,..
- Thay thế thức ăn xanh bằng cỏ ủ chua, cỏ khô, rơm ủ urê, cỏ bộ đậu.
- Thức ăn củ quả có khoai tây, sắn, dong riềng, khoai lang,…
- Thay thế củ quả bằng bã bia, hèm rượu,…
Bảo đảm thức ăn của bò sữa phải được đầy đủ các thành phần và nhiều nước. Trên đây là bài viết nói về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa phổ biến nhất hiện nay; mà chúng tôi muốn chia sẽ tới bà con chăn nuôi. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp cho bà con có thêm một kinh nghiệm chăn nuôi thật là bổ ích.