Chương trình Hợp tác Phát triển của JICA là một chương trình của Nhật Bản được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO). Các tổ chức xã hội dân sự (CSO), các trường phổ thông, đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp lý công cộng, v.v. thực hiện mong muốn thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để hỗ trợ trực tiếp người dân địa phương ở các nước đang phát triển.
Cụ thể, theo đó JICA sẽ xem xét và phê duyệt đề xuất dự án của các tổ chức quốc tế. Đối với các dự án được lựa chọn, JICA sẽ hỗ trợ và phối hợp thực hiện theo đúng kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt. Hãy cùng xem JICA hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế như thế nào? Hiệu quả ra sao? qua bài viết dưới đây nhé!
Cam kết của JICA trong hỗ trợ Việt Nam
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) sẽ tập trung vào ba lĩnh vực hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới cũng như đưa ra các khuyến nghị giúp Việt Nam phát triển và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Đây là thông tin được Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam đưa ra trong cuộc họp báo hôm nay (21/10) tại Hà Nội.
Việt Nam đang trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau những ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Nhận thấy chính phủ Việt Nam chủ trương “cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế”, tổ chức JICA khẳng định các chương trình hợp tác thời gian tới cũng được tiến hành phù hợp với các chủ trương này. Theo đó, JICA sẽ tiếp tục triển khai những dự án hợp tác tập trung vào lĩnh vực y tế cũng như đầu tư công và phát triển nguồn nhân lực.
JICA hỗ trợ lĩnh vực y tế
Về y tế, JICA sẽ tăng cường hỗ trợ hệ thống y tế nòng cốt cho các bệnh viện tuyến trên đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm thông qua các hoạt động hỗ trợ cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến trung ương và cơ sở. Cũng theo JICA, để phục hồi kinh tế, yếu tố quan trọng là cân bằng giữa phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là một trọng tâm hỗ trợ của tổ chức này cho Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam nhấn mạnh, dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường nhật của mỗi người. Cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn, nhiều lao động bị mất việc làm. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng. Nhằm giúp Chính phủ thực hiện những hỗ trợ đó, JICA cũng đang nghiên cứu các chương trình hợp tác hỗ trợ tài chính trong thời gian tới.
JICA hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Cũng tại buổi họp báo, đại diện JICA cũng cho biết, trong năm tài khóa 2020. Số tiền cam kết cho Việt Nam vay của JICA là 49,4 tỷ yên. Trong đó viện trợ không hoàn lại là 2,1 tỷ yên (khoảng 427 tỷ đồng). Tổng cộng có khoảng 100 dự án lớn nhỏ được thực hiện giai đoạn này.
Phía JICA cũng đưa ra một số khuyến nghị cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sản xuất. JICA cho rằng, cần tạo điều kiện và mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp này. Tiếp cận vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng tư nhân. Thông qua các dự án kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực. Thời gian tới JICA cũng sẽ chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ…Ngoài ra, Việt Nam cũng cần sớm triển khai mô hình chăm sóc người cao tuổi. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội để thích ứng với quá trình già hóa dân số…./.
JICA hỗ trợ cho Việt Nam từ khi nào?
Sau Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng. Vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước vào tháng 3 năm 2014. Mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Kì vọng của Việt Nam đối với viện trợ song phương từ Nhật Bản. Quốc gia tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, cũng ngày một gia tăng.
Theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020. Việt Nam ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như hoàn thiện thể chế. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Để Việt Nam có thể thực hiện được chiến lược đã đề ra. Hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại.