• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Phát Triển
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Phát Triển
No Result
View All Result

Mất màu nước trong ao nuôi thủy sản phải làm sao?

Uyển My by Uyển My
28/10/2021
in Phương pháp nuôi thuỷ sản, Thuỷ sản
0
Mất màu nước trong ao nuôi thủy sản
Mất màu nước trong ao nuôi thủy sản

Mất màu nước trong ao nuôi thủy sản

Ao nuôi thủy sản thường xuyên gặp phải khá nhiều vấn đề trong thời gian nuôi, một trong số những vấn đề khiến người nuôi lo lắng nhất chính là hiện tượng mất màu nước trong ao. Đây cũng chính là hiện tượng khiến nhiều người phải đau đầu suy nghĩ tìm hướng giải quyết. Nếu có thể giải quyết nhanh chóng và gọn gàng, bạn sẽ không cần quá lo nghĩ về chất lượng thủy sản sau này. Tuy nhiên nếu không biết cách giải quyết nhanh chóng, rất có thể hiệu quả kinh tế cũng sẽ vì thế mà bị ảnh hưởng.

Có rất nhiều cách và phương pháp khác nhau giúp người nuôi dễ dàng kiểm soát được hiện tượng mất màu nước. Thế nhưng chỉ có một ít trong số chúng là thực sự mang lại hiệu quả cao đồng thời là tiết kiệm chi phí của người chăn nuôi. Việc cần làm nhất chính là người nuôi cần chuẩn bị sẵn sàng. Hãy tiến hành tìm hiểu ngay những phương pháp xử lí hiện tượng này ngay dưới đây để có thể áp dụng chúng trong tương lai.

Mục lục

  • Nắm rõ đặc điểm hiện tượng ao nuôi
  • Xác định nguyên nhân
  • Làm thế nào để khắc phục?
  • Áp dụng những phương pháp phòng chống
  • Lưu ý cần nắm

Nắm rõ đặc điểm hiện tượng ao nuôi

Hiện tượng mất màu nước trong ao nuôi hay còn gọi là mất tảo trong tháng nuôi đầu tiên. Chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm. Vì vậy, cần xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý thích hợp để giảm thiểu thiệt hại. Khi tảo phát triển ổn định; nước ao nuôi sẽ có màu xanh nhạt hoặc vàng nâu. Đây là 2 màu nước thích hợp cho tôm.

Mất tảo trong tháng nuôi đầu tiên
Mất tảo trong tháng nuôi đầu tiên

 

Nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): là do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta). Loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt. Có độ mặn dưới 10%. Đây cũng là màu nước thích hợp nhất để nuôi tôm.

Tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn. Còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy, lý hóa trong ao. Hấp thu các chất hữu cơ, thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Nước màu vàng nâu (màu nước trà): là do sự phát triển của tảo silic (Bacillariophyta). Loài tảo này thường phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi.

Xác định nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm nước ao tôm bị mất màu. Điển hình như: do người nuôi sử dụng một số hóa chất làm chết tảo. Ao nuôi thiếu muối dinh dưỡng (N, P, K…). Gây màu nước vào lúc trời âm u, thời tiết xấu. Hàm lượng ôxy trong ao vào buổi tối không đảm bảo. Ban ngày thiếu CO2, thay nước làm mật độ tảo giảm…

Xác định nguyên nhân mất màu nước
Xác định nguyên nhân mất màu nước

Làm thế nào để khắc phục?

Ao thiếu tảo thường diễn ra khi nước đục, ao nghèo dinh dưỡng. Hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong ao nhiều…Cần sử dụng các biện pháp tổng hợp để trợ lắng. Bổ sung dinh dưỡng nhằm gây màu nước cho ao tôm. Trong trường hợp ao nuôi bị mất màu trong tháng nuôi đầu tiên vì tảo bị thiếu thức ăn. Hiện tượng này rất thường gặp ở những ao mới xây dựng. Ao nuôi trên nền đáy cát, ao có lót bạt đáy hoặc ao bị nhiễm phèn. Nếu những ao gặp phải trường hợp này, cần bổ sung phân và muối dinh dưỡng cho tảo với liều lượng cao hơn. Tùy vào điều kiện dinh dưỡng của từng vùng và từng ao nuôi.

Trường hợp tảo bị chết, hầu hết do người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất sát trùng; có độ an toàn thấp (Formol, Chlorine, BKC,…). Gây lại tảo rất khó khăn. Khi nước bị mất màu trong tháng nuôi đầu tiên; sẽ làm tôm giảm bắt mồi. Tôm kéo đàn chạy hoặc bám vào rong, tảo ở đáy ao, dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn. Vì vậy, người nuôi cần cân nhắc khi lựa chọn các loại thuốc xử lý trong quá trình cải tạo ao, cũng như sử dụng đúng liều thuốc, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi.

Áp dụng những phương pháp phòng chống

Để tránh xảy ra hiện tượng trên, việc gây màu nước được thực hiện đúng quy trình ở đầu vụ nuôi, trước khi thả tôm, khi nước bị mất màu và chủ động gây màu trong ao chứa trước, để cấp cho ao nuôi khi cần thiết. Trước khi gây màu nước, cần kiểm tra và điều chỉnh các thông số như pH (7,5 – 8,5), độ kiềm (80 – 150 ppm), NH3 (<0,1 mg/l), H2S (<0,03 mg/l).

Khử trùng nguồn nước bằng chlorine
Khử trùng nguồn nước bằng chlorine

Sau khi lấy nước vào ao, cần phải khử trùng nguồn nước bằng chlorine để tiêu diệt mầm bệnh cho tôm rồi, mới gây màu bằng cách bón phân, cám gạo, bột đậu nành, mật rỉ đường, sử dụng khoáng hỗn hợp, hoặc tốt nhất là nên sử dụng men vi sinh chuyên dùng cho gây màu nước trong ao tôm. Định kỳ 5 – 7 ngày bổ sung men vi sinh vào ao nuôi, để thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển, phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao, hấp thụ và ngăn chặn sự hình thành khí độc trong ao nuôi, tăng sức đề kháng và kích thích đường ruột tôm to khỏe, tiêu hóa tốt.

Lưu ý cần nắm

Đối với các ao nuôi TTCT thâm canh với mật độ cao, nên có máy thổi khí, để đảm bảo ôxy hòa tan trong nước đủ và bổ sung men vi sinh thường xuyên, nhằm tạo môi trường sống tốt cho tôm. Trong trường hợp ao khó gây màu do sử dụng hóa chất nhiều, đáy ao có nhiều cát, độ mặn cao, nên sử dụng các sản phẩm gây màu và khoáng tạo màu nước cho ao. Quản lý cho tôm ăn chặt chẽ, tránh cho ăn thừa để hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Tags: Ao nuôi thủy sảnKiểm soát ao nuôiMất màu nước ao nuôi
Previous Post

Nắm rõ những nguyên tắc này khi muốn nuôi ghép tôm

Next Post

Kinh nghiệm sử dụng hệ thống tuần hoàn nuôi lươn đồng

Next Post
Hệ thống tuần hoàn nuôi lươn đồng

Kinh nghiệm sử dụng hệ thống tuần hoàn nuôi lươn đồng

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Phá sản vì nuôi dúi có thật không?

    Phá sản vì nuôi dúi có thật không? Làm thế nào để nuôi dúi thành công?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà trống có đẻ trứng không? Giải thích hiện tượng gà trống đẻ trứng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Học ngay cách diệt bọ nhảy trên rau cải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp nuôi cá dứa đơn giản mang lại hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ dự báo thời tiết chính xác của AI

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách trị gà khò khè bằng thuốc tây hiệu quả lại nhanh chóng 2023

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh nhiệt thán ở trâu, bò

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà ngũ sắc gồm những màu gì? Nuôi gà ngũ sắc thần kê đá hay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Nhuận Phát vào vai cao thủ cờ bạc thất thế trong “Đừng gọi tôi thần bài”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá trái cây miền Tây tăng vọt sau lệnh gỡ bỏ chốt chặn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In