Cá bống bớp thực chất mang lại rất nhiều giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi, tuy nhiên chúng lại đòi hỏi một mô hình chăn nuôi khá cầu kì và phức tạp. Để có thể tiết kiệm chi phí một cách tối đa, nhiều người nuôi đã phải tìm hiểu rất nhiều trong khâu cắt giảm nguồn thức ăn có sẵn. Thay vào đó chính là nguồn thức ăn tự chế nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như nguồn dinh dưỡng cho cá. Đây chính là một trong những biện pháp vô cùng tích cực, đảm bảo sẽ mang lại cho nhiều người hướng đi tốt nhất.
Lựa chọn thức ăn tự chế sẽ giúp cho người nuôi giảm bớt đi gánh nặng trong quá trình chăm sóc và quản lí cá bống bớp. Nhờ đó vẫn có thể đảm bảo được chất lượng của cá, lại vừa không phải lo nghĩ về những khoản chi phí đắt đỏ trong vấn đề thu mua thức ăn có sẵn. Có thể đây lại là một sự lựa chọn vô cùng hợp lí mà bất kì ai đã và đang nuôi loại cá này cũng cần phải tìm hiểu và biết đến.
Những điều cần nắm về cá bống bớp
Bống bớp là loài cá đặc sản, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Thức ăn cho cá đa dạng từ nguồn thức ăn công nghiệp, thức ăn hỗn hợp tự chế. Trong đó, việc sử dụng thức ăn tự chế giúp giảm chi phí; và tăng lợi nhuận cho người nuôi. Loại thức ăn này được người nuôi tự chế biến theo quy trình đơn giản. Thức ăn tự chế giúp tận dụng các phụ phẩm hay các nguyên liệu sẵn có ở gia đình và địa phương. Chúng có chi phí thấp, chủ động sản xuất.
Tuy nhiên, thức ăn tự chế có nhược điểm là không có chất kết dính; độ ẩm cao nên thường bị tan rã trong nước trước khi được tôm, cá ăn. Phần thức ăn tan trong nước sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước. Bên cạnh đó, khi sử dụng nguyên liệu là cá tạp, ốc, hến… Có thể là vật trung gian lan truyền dịch bệnh cho người và động vật thủy sản. Vì vậy, khi tự chế biến thức ăn người nuôi cần lưu ý. Hãy bổ sung chất kết dính nhằm giảm độ tan rã thức ăn trong nước. Phòng bệnh cho cá tôm, đồng thời cần tính toán kỹ lượng thức ăn cần dùng theo từng giai đoạn phát triển. Điều kiện môi trường, thời tiết và sức khỏe của cá… Hạn chế lượng thức ăn thừa trong ao.
Điểm qua các loại thức ăn cho cá bống bớp
Thức ăn tươi, có thể sử dụng loại thức ăn như các loại rau xanh, cỏ, cá tạp, cám; lúa ngâm mộng, đầu vỏ tôm, ốc bươu vàng… Các loại thức ăn này khi chế biến chỉ cần rửa sạch. Băm hoặc nghiền vừa cỡ với miệng cá. Rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi. Loại thức ăn này thích hợp với các loại cá, như trê, trắm cỏ, chim trắng, rô phi, chép…
Những loại thức ăn dạng bột, lựa chọn mắt sàng của máy nghiền cỏ kích thước phù hợp với yêu cầu. Rồi đưa các nguyên liệu khô vào máy nghiền nhỏ. Đối với các loại thức ăn đơn, sau khi nghiền có thể đóng gói vào bao để dùng dần. Đối với các loại thức ăn hỗn hợp sau khi nghiền; phối trộn các loại nguyên liệu theo công thức rồi đóng bao. Khi dùng, có thể tung cho cá ăn dạng bột. Trộn nước vừa đủ để nắm lại thành nắm rồi thả xuống ao cho cá. Vì thức ăn dạng bột cho cá ăn ngay thì hiệu quả sử dụng thức ăn rất thấp. Chỉ đạt 20 – 25% nên có thể dùng để tiếp tục chế biến.
Ở dạng viên, các nguyên liệu khô được phối trộn theo công thức. Sau đó trộn với nước đến đủ ẩm rồi đưa vào máy ép viên. Sau khi tạo viên xong, thức ăn được phơi nắng hoặc sấy khô rồi đóng bao cho cá ăn dần. Hiện nay, một số đơn vị đã sản xuất được các máy ép thức ăn dạng viên. Người nuôi có thể mua vì các máy này có ưu điểm là rẻ tiền, gọn, dễ sử dụng. Và công suất phù hợp với quy mô sản xuất trong gia đình. Với những thức ăn chín, từ các loại thức ăn dạng bột. Hay thức ăn tươi người nuôi có thể nấu chín để cho cá ăn.
Phương pháp cho ăn hợp lý
Các bống bớp không kén thức ăn, thức ăn của loài cá này là cá nhỏ, tôm, tép… Đối với cá bống bớp sinh sản nhân tạo cỡ 2 – 3 cm. thức ăn tự chế từ các loại cá tạp (rửa sạch, hấp chín, bỏ xương). moi tươi, trứng vịt hấp chín xay nhuyễn trộn cám gạo. lược qua rây cho cá ăn 3 – 4 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó cho ăn tôm, tép tươi, cá tạp băm nhỏ ngày 2 – 3 lần. Kết hợp dùng moi tươi băm nhỏ khi không có thức ăn tươi.
Giai đoạn sau, thức ăn tự chế phải đảm bảo hàm lượng đạm trên 20%. Sàng cho ăn đặt ở vị trí cố định cách mặt nước 20 – 30 cm. Khi cá nhỏ, thức ăn để vào khay treo ở một vài điểm cố định. Cho từ từ từng ít một để cá ăn hết, nếu thiếu thì bổ sung, thừa thì giảm đi.
Điều cần chú ý
Giảm thức ăn vào mùa hè hay đầu mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 200C hoặc trên 370C thì giảm lượng thức ăn trong ao. Khi lấy nước vào ao nếu nhiệt độ nước ổn định 28 – 300C sẽ cho cá ăn tăng 15% tổng trọng lượng cá có trong ao và thường xuyên thay nước mới. Thức ăn tự chế phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cá nuôi. Thức ăn tự chế chỉ nên sử dụng ở những địa phương có sẵn nguyên liệu để tận dụng hoặc có giá thành rẻ. Nên sử dụng thức ăn tự chế đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến, những ao nuôi có thể thay nước dễ dàng, vì loại thức ăn này dễ gây ô nhiễm nước.