Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, ở mọi lứa tuổi của lợn đều có thể mắc bệnh và có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh. Bệnh này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, với tỷ lệ tử vong cao tới 100%. Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có khả năng chống chịu với môi trường rất cao. Lợn khỏi bệnh vẫn có thể mang vi rút trong thời gian dài và có thể là con vật mang trùng suốt đời. Do đó, khó có thể loại trừ bệnh này nếu để xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Vi rút dịch tả lợn châu Phi lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể bị nhiễm bệnh như: phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, chuồng trại, quần áo hoặc thức ăn thừa có chứa thịt lợn bị nhiễm bệnh. Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn như hiện nay, an toàn sinh học đang là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi chú ý và thường xuyên duy trì các biện pháp an toàn sinh học trong trang trại của mình.
Đặc điểm của vi rút dịch tả lợn châu Phi
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn. Vi rút Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, dăm bông, salami. Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao. Nên vi rút có thể chịu được trong thời gian dài từ 3 – 6 tháng.
Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56º C trong 70 phút hoặc 60ºC trong 20 phút. Vi rút sống trong máu đã phân hủy được 15 tuần, trong máu khô không được 70 ngày, trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày, trong máu lợn ở nhiệt độ 4ºC trong 18 tháng, trong thịt dính xương ở nhiệt độ 39 ºC trong 150 ngày, trong giăm bông được 140 ngày và ở nhiệt độ 50ºC tồn tại trong 3 giờ.
Phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Mô hình an toàn sinh học
– Phân chia khu vực sạch và bẩn rõ ràng, quần áo, giày ủng của hai bên sạch và bẩn phải cách ly nhau.
– Xây dựng hàng rào xung quanh trại, ngăn chuột, côn trùng và động vật hoang dã vào trại.
– Thực hiện sử dụng lối đi riêng:
- Luôn đi vào khu vực chăn nuôi qua lối đi riêng.
- Cởi bỏ quần áo bên ngoài, giày, dép ở khu vực bẩn.
- Sát trùng tay bằng nước sát trùng hoặc xà phòng.
- Đi giày, quần áo lấy ở khu vực sạch.
- Đi vào khu vực chăn nuôi.
Sát trùng chuồng trại
Lựa chọn thuốc sát trùng chuồng trại nhạy cảm với virus dịch tả lợn Châu Phi:
- Các chất sát trùng nhạy cảm với virus dịch tả lợn theo khuyến cáo của OIE như: NaOH 8 phần nghìn, hypochlorites-2.3% clo, formalin 3 phần nghìn, 3% ortho-phenylphenol, hợp chất I-ốt, hợp chất amoni bậc bốn, Glutaraldehyde (FAO).
- Fomandes, IF-100 và Antisep chứa thành phần tiêu diệt triệt để dịch tả lợn Châu Phi.
- Cách phun sát trùng chuồng trại bắt đầu từ khu vực sạch đến bẩn, không phun theo chiều ngược lại.
- Dụng cụ chăn nuôi rửa sạch, giày, ủng, quần áo ngâm nước có pha thuốc sát trùng. Kiểm soát xe cộ, khách ra vào trại, xe vào trại phải đi qua hố pha thuốc sát trùng Formades
- Khi sát trùng chuồng trại vào khu vực bên trong: dùng chất sát trùng chứa hợp chất iodine để tránh kích ứng lợn.
Xử lý nguồn nước uống và nâng cao sức khỏe đàn lợn
- Sử dụng sản phẩm chứa axit hữu cơ Novicid ESL làm giảm pH nguồn nước uống, tác dụng bất hoạt virus dịch tả lợn Châu Phi.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine như dịch tả lợn, suyễn lợn, PRRS…
- Giảm các yếu tố stress bất lợi: stress nhiệt, mật độ đàn, di chuyển lợn, tránh nhập đàn mới trong thời gian có dịch tả lợn Châu Phi.
- Bổ sung sản phẩm tăng cường sức đề kháng vào thức ăn hoặc pha nước uống giúp nâng cao sức khỏe cho toàn đàn.
Cách xử lý phân, xác động vật chết vì dịch đúng quy định
- Phân và xác động vật chết không được đi qua lối đi riêng.
- Phân nên được ủ sinh học ở khu vực riêng biệt.
- Khi có dịch xác động vật, phân và chất tiết nên được chôn dưới đất. Trước và sau khi chôn rắc vôi và phun sát trùng lên hố chôn.
Những việc tuyệt đối không nên làm
- Trong thịt và các sản phẩm từ thịt lợn, nguy cơ virus tồn tại trong thức ăn thừa của con người là rất cao. Do vậy không được sử dụng thức ăn thừa của con người. Cũng như không mang thịt lợn hoặc các sản phẩm từ lợn vào trại để tránh lây nhiễm bệnh.
- Vận chuyển lợn trong vùng có dịch.
- Nhập đàn mới trong thời gian có dịch.
- Khi phát hiện bệnh không được bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết ra môi trường. Mà phải báo ngay cho chính quyền địa phương để khoanh vùng xử lý.