Chuối là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam và ngày càng được đầu tư bài bản. Chuối ở Việt Nam được trồng với nhiều giống khác nhau và được trồng ở hầu khắp mọi nơi, là loại cây ăn quả nhiệt đới, trồng ngắn này nhưng lại cho năng suất cao nên chuyên canh trồng chuối sẽ là hướng đi đầy tiềm năng trong nông nghiệp. Ở nước ta, do điều kiện khí hậu thuận lợi nên chuối được trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đều có thể sinh trưởng tốt, nhưng nếu đặt thêm vấn đề về năng suất và chất lượng thành phẩm thì vẫn cần phải chú ý đến mùa vụ. Thêm vào đó, việc phòng trị một số loại sâu bệnh gây hại cũng là điều bắt buộc đối với bất kỳ loại cây nào, không riêng gì chuối.
Trên chuối, bệnh sâu đục thân và nấm phấn đen là hai loại sâu bệnh phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến sức sinh trưởng và phát triển của cây, từ đó gây hậu quả tới trồng trọt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hai loại sâu bệnh này cũng như tiến hành phòng trị hiệu quả.
Điều kiện sinh thái của cây chuối
Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.
Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50 mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa. Nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối. Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.
Sâu đục thân
Khi cây chuối bị sâu đục trong lõi của thân cây; vết đục to như đầu đũa, lõi có màu đen; thân cây tiết dịch màu trắng đục, nhầy là bị nám cháy.
Cách khắc phục:
- Cần vệ sinh vườn chuối: Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau. Đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.
- Đặt bẫy: Tiến hành vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. Chẻ tư thân chuối già dày 5-10 cm rồi úp mặt xuống đất. Mỗi khóm chuối đặt từ 1-2 bẫy, sáng sớm lấy thân chuối cho vào túi PE đem tiêu hủy.
- Dùng thuốc BASUDIN rắc vào nõn cây chuối từ 3-5g/cây vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.
- Sau một vài vụ trồng chuối thì nên trồng luân canh với cây trồng khác.
Bệnh nấm phấn đen
- Mặt trên của lá đen như bồ hóng có những con màu trắng bám vào lá thành từng chòm. Lá vẫn xanh nhưng rũ xuống. Cách khắc phục:
- Phòng bệnh: cần vệ sinh vườn chuối bằng cách cắt bỏ các lá già, phát quang cỏ dại. Và đánh bớt chồi nhỏ, để mỗi khóm chuối 2-3 chồi. Đảm bảo đủ nước và dinh dưỡng cân đối cho chuối phát triển khỏe, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
- Trị bệnh bằng cách dùng 1 trong các loại thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút. Như ABAMIX 1.45WP, BATAS 25EC, XIMEN 2SC… phun ướt đều mặt lá. Có thể trộn lẫn với 1 trong các thuốc sau: VIZINCOP 50WP, FAMERTIL 300 EC, ANVIL 5SC… để tăng hiệu quả trị loại bệnh nấm phấn đen. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh khi trời nắng to hoặc mưa sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.