Nước Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa vì thế khí hậu thường xuyên thay đổi. Với khí hậu thường xuyên thay đổi như vậy, bất cứ vật nuôi nào cũng dễ mắc bệnh. Nghề nuôi thủy sản cũng vậy, một số loài cá dễ mắc các bệnh như bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy my, bệnh trùng mỏ neo…ở thời điểm giao mùa. Bà con nên cập nhập những kiến thức cần thiết để phòng và trị bệnh cho cá khi chúng lỡ mắc phải những căn bệnh này. Nếu không biết cách phòng trị bệnh đúng cách cá dễ chết và để lại những thiệt hại kinh tế. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con một số kinh nghiệm, phòng và trị bệnh cho cá vào thời điểm giao mùa như thế nào cho hiệu quả?
Bệnh đốm đỏ
Bệnh thường xuất hiện quanh năm, tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C.
Biểu hiện bệnh
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt; da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi; hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, thường gặp ở cá trắm cỏ.
- Thường tỷ lệ chết từ 30 – 70%.

Hướng dẫn cách phòng bệnh
- Cần bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá trước mùa bệnh: Đối với cá giống dùng 4 gam/1kg cá/1 ngày, với cá thịt liều lượng là 2 gam/1kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.
- Trước khi thời tiết chuyển mùa cần dùng thuốc Tiên Đắc trước một tháng để phòng bệnh cho cá, lượng dùng 50 gam/250kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.
Hướng dẫn cách trị bệnh
Dùng thuốc Tiên đắc 50 gam/50kg cá/1 ngày, cho ăn 5 7 ngày liên tục. Thuốc được trộn vào thức ăn nấu chín để nguội hoặc trộn vào thức ăn tổng hợp trước khi cho ăn từ 30 – 60 phút.
Bệnh xuất huyết do vi rút
Bệnh xuất hiện quanh năm.
Biểu hiện của bệnh
- Đại bộ phận da cá xuất huyết, vẩy rụng, gốc vây bụng, ngực, vây lưng, các tia vây rách nát cụt dần, có lúc ruột xuất huyết, lỗ hậu môn bị xuất huyết.
- Trường hợp bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi lên trên thành vuông góc với mặt nước, cá nhanh chóng chết hàng loạt.
Phòng bệnh
Tương tự như đối với bệnh đốm đỏ.
Bệnh trùng mỏ neo
Bệnh xuất hiện quanh năm.
Biểu hiện bệnh
Cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm. Trùng hút dinh dưỡng nên cá gầy yếu.
Hướng dẫn cách phòng bệnh
- Cần giữ nước ao sạch sẽ không dùng nguồn nước ở các ao bị bệnh đưa vào ao nuôi.
- Có thể Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước để diệt trùng mỏ neo có trong ao.
Phương pháp điều trị khi cá mắc bệnh

- Sử dụng sản phẩm Nanoral PRO để phòng và điều trị cho cá bị trùng mỏ neo. Liều lượng 1 chai 500 ml sử dụng cho 3.000 – 4.000 m3 nước
- Dùng lá xoan 0,4-0,5 Kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều ô xy và thải khí độc. Nhất là mùa hè nhiệt độ cao, do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi thiết.
- Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10-12 ppm tắm từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC.
- Do một số loài cá có khả năng miễn dịch với từng loài Lernaea. Bởi vì một số loài Lernaea có đặc tính chọn lọc ký chủ cao. Do đó chúng ta có thể thay đổi đối tượng cá nuôi, trùng khômg tìm được ký chủ sẽ không phát triển. Qua nghiên cứu bệnh Lernaeosis thường sau khi cá cảm nhiễm có khả năng miễn dịch khoảng một năm. Nên có thể dùng phương pháp nhân tạo để miễn dịch cho cá giống.
Bệnh nấm Thủy my
- Bệnh xuất hiện ở những ao tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. Động vật thủy sản đánh bắt, vận chuyển bị sây sát.
- Bệnh phát mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ từ 180C – 250C.
- Phòng bệnh như bệnh đốm đỏ, áp dụng biện pháp tổng hợp, thường xuyên quản lý ao hồ; thao tác đánh bắt nhẹ nhàng tránh sây sát, chọn giống cá có sức đề kháng tốt, giống miễn dịch tự nhiên.
Trên đây là những kinh nghiệm về phòng bệnh và trị bệnh cho cá vào thời điểm giao mùa. Mong rằng với những kiến thức trên giúp bà con hữu ích trong công tác chăn nuôi hải sản.