Gà H’mông được người dân tộc H’mông nuôi thả tự nhiên trên nương ngô, đồi sắn, ban ngày chúng tự kiếm mồi, ban đêm quay về chuồng nên tập tính tương đối hoang dã, thức ăn chính của chúng là giun và dế. Vì vậy, thịt gà có chất lượng thịt ngon: dày và giòn, chặt nhưng không dai, ít mỡ, ngọt và đậm đà, rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
Gà H’mông là đặc sản quý hiếm, các món ăn chế biến từ loại gà này dù đơn giản hay phức tạp cũng đều hấp dẫn lạ thường bởi chất lượng thịt và hương vị đặc trưng tự nhiên không lẫn với bất kỳ loại thịt nào khác. Những món ăn như nước dùng, thịt nướng, muối nướng hay lẩu gà nấu với gà H’mông thực sự hấp dẫn khó cưỡng, ngay cả những thực khách khó tính nhất cũng có thể hài lòng. Mô hình chăn thả gà H’Mông thương phẩm đang giúp nhiều gia đình ở vùng cao có thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo… Chúng tôi xin giới thiệu cụ thể quy trình chăn nuôi gà H’Mông thương phẩm như sau:
Đặc điểm giống gà quý H’Mông
Gà H’Mông được gọi là gà Mèo hay gà xương đen. Được tìm thấy tại vùng đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc. Gà có thịt thơm ngon. Được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, người suy dinh dưỡng. Trước đây gà H’Mông được nuôi quảng canh nên còn nhiều tập tính hoang dã. Ban ngày được thả rông tự tìm kiếm thức ăn, tối về chuồng hoặc đậu trên cây để ngủ. Thức ăn là giun, dế hay thóc, ngô rơi vãi… người nuôi ít khi cho ăn thêm. Ở trang trại nuôi ta thấy gà nhặt nhặt nhạnh sạch sẽ thức ăn rơi vãi xung quanh máng. Đây là tập tính bới kiếm ăn, do vậy không bị lãng phí thức ăn.
Tốc độ phát triển của gà H’Mông
Gà H’Mông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà ri nếu nuôi trong điều kiện chăm sóc tốt. Gà H’Mông có đặc điểm da dày giòn, thịt không nhũn như gà công nghiệp, săn nhưng không dai như thịt vịt, ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn so với gà ri và gà ác nên thịt gà có vị ngọt đậm nhưng lương sắt lại ít.
Người dân vùng Tây Bắc coi thịt gà H’Mông như một vị thuốc để bồi dưỡng sức khỏe (gà hầm với thuốc bắc, lá ngải cứu…) chữa trị bệnh suy nhược, tim mạch. Mật gà H’mông chữa bệnh ho gà cho trẻ em, xương gà H’Mông nấu cao chữa bệnh run tay chân. Có thể nói thịt gà H’Mông là một đặc sản không chỉ hợp khẩu vị với người Châu Á mà còn được các đoàn khách phương Tây rất ưa chuộng. Hiện nay nhiều trang trại đã lai tạo gà H’Mông để phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nhất là các nhà hàng đặc sản.
Phương pháp nuôi gà H’Mông
Gà H’Mông vẫn còn những tập tính sinh hoạt như thích bới tìm thức ăn. Nên phương thức chăn thả bán công nghiệp là thích hợp.
- Làm chuồng nuôi gà cao ráo, thoáng mát về mùa đông, ấm áp về mùa hè. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Tránh để thức ăn thừa trong máng gây nấm mốc.
- Thức ăn của gà khá đơn giản như ngô, thóc, sắn băm nhỏ hay rau xanh. Ngoài ra, gà còn chăm chỉ bới tìm những hạt thóc; ngô rơi vãi sau thu hoạch hay giun, rế ngoài vườn để làm thức ăn cho mình.
- Gà H’Mông sống khỏe, có sức đề kháng tốt. It khi bị mắc các loại bệnh lạ. Cần tiêm phòng cho gà theo đúng quy trình phòng bệnh để việc nuôi gà dễ dàng hơn.
- Gà H’mông có dinh dưỡng cao như vậy nhưng cũng chưa được nhiều người biết đến. Hiện nay một số hộ chăn nuôi đã tự chủ động tìm nguồn đầu ra cho gà H’Mông trên facebook, hay google… Giá gà H’Mông đã lai tạo nuôi thả hiện nay khá cao từ 100.000 đ -120.000đ / kg. Gà đem lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Chế độ chăm sóc quản lý như nuôi gà sinh sản. Gà được cho ăn tự do 24h/24h, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên. Đêm thắp điện sáng để gà ăn đêm. Trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ thuận lợi (ấm áp khô ráo). Sau 3 – 4 tuần tuổi nếu thời tiết lạnh dưới 200C thì sau 5 – 6 tuần tuổi có thể cho gà vận động để giúp cơ săn chắc nâng cao chất lượng thịt.