• Thông tin giải trí
  • Thông tin thể thao
  • Khám phá du lịch
  • Khoa học – công nghệ
  • Login
Nông Nghiệp Phát Triển
Advertisement
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi
No Result
View All Result
Nông Nghiệp Phát Triển
No Result
View All Result

Phương pháp chăn nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao

Châu Sen by Châu Sen
29/10/2021
in Chăn nuôi, Phương pháp chăn nuôi
0
Phương pháp chăn nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao
Phương pháp chăn nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao

Phương pháp chăn nuôi dê cơ bản, hiệu quả cao

Chăn nuôi dê hiện đang là mô hình được nhiều hộ nông dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với đặc điểm là tốn ít diện tích, ít chi phí đầu tư, dễ quản lý, chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh thì đây chắc chắn sẽ là mô hình tiếp tục được đông đảo bà con cả nước lựa chọn để phát triển. Tuy nhiên, trước tiên bà con cần phải nắm rõ những phương pháp chăn nuôi dê cơ bản nhất để có phương án chăn nuôi đạt hiệu quả cao, hạn chế những rủi ro, thất thoát xảy ra.

Mặc dù là mô hình chăn nuôi không quá mới, nhưng chăn nuôi dê đòi hỏi người các chủ trang trại phải nắm vững được kiến thức, học hỏi những kinh nghiệm thực tế mới thu được hiệu quả cao. Để giúp bà con có được những khởi đầu tốt nhất, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cụ thể phương pháp chăn nuôi dê đầy đủ và chi tiết nhất.

Mục lục

  • Những lợi ích khi chăn nuôi dê
  • Lựa chọn các giống dê chăn nuôi
  • Phương pháp chăn nuôi dê hiệu quả
    • Xây dựng chuồng trại
    • Thức ăn chăn nuôi dê
    • Nước uống hằng ngày
    • Thiến giống cho dê thịt
    • Phòng bệnh trong chăn nuôi dê
    • Hiệu quả kinh tế thu được

Những lợi ích khi chăn nuôi dê

  • Bắt đầu việc kinh doanh chăn nuôi dê cần vốn đầu tư quá nhiều.
  • Dê không đòi hỏi một diện tích đất lớn để làm chuồng trại vì kích thước cơ thể của chúng tương đối nhỏ hơn so với các động vật chăn nuôi khác.
  • Dê là loài lai tạo tốt, chúng đạt đến độ tuổi trưởng thành và có thể sinh sản trong vòng 7 – 12 tháng tuổi và đẻ con trong thời gian ngắn. Hiện có một số giống dê sinh rất nhiều con.
  • Rủi ro đối với chăn nuôi dê (ngay cả ở những vùng hạn hán) ít hơn bất kỳ hoạt động kinh doanh chăn nuôi nào khác.
  • Cả dê đực và dê cái đều có giá trị/giá bán trên thị trường gần như ngang nhau.
  • Dê là động vật đa dụng. Chúng có thể nuôi để sản xuất sữa, lấy thịt,  lấy da,…cùng một lúc.
  • Không cần đầu tư một hệ thống chuồng trại cao cấp cho dê. Thậm chí, chúng có thể dễ dàng sống chung với những vật nuôi khác.
  • Dê ít bị bệnh hơn các vật nuôi khác.
  • Bạn có thể sử dụng phân dê như một loại phân bón tự nhiên chất lượng cao trong hoạt động canh tác trồng trọt. Điều này sẽ trực tiếp giúp tối đa hóa sản lượng cây trồng.
Những lợi ích khi chăn nuôi dê
Những lợi ích khi chăn nuôi dê

Lựa chọn các giống dê chăn nuôi

Có rất nhiều giống dê được thuần dưỡng và chăn nuôi ở nước ta. Một số giống dê phổ biến như: dê cỏ (dê địa phương), dê bách thảo, dê boer (có nguồn gốc từ Châu Phi), dê Jumnapari (giống dê nổi tiếng Ấn Độ), dê Alpine (giống dê pháp), dê Beetal, dê Barbari,… Tùy vào điều kiện và ưu nhược điểm của những giống dê mà bà con chọn lựa loại dê phù hợp để chăn nuôi mang lại kinh tế cao.

Phương pháp chăn nuôi dê hiệu quả

Kỹ thuật chăn nuôi dê không khó, chỉ cần bỏ tâm huyết quan tâm, chăm sóc đàn dê thì bà con sẽ được trả công xứng đáng.

Xây dựng chuồng trại

  • Hướng chuồng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc. 
  • Vị trí chuồng: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh. 
  • Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2.
  • Độ cao của chuông: Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 – 80cm.
  • Độ nghiêng của chuồng: Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.
  • Thành chuồng: thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre.

Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 – 80cm. Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống.

Thức ăn chăn nuôi dê

Dê tiêu thụ nhiều loại thức ăn và và nhiều loại cây cỏ khác nhau. Đối với thức ăn công nghiệp dê thích ăn các loại thức ăn gia súc từ cây họ đậu.

Thức ăn chăn nuôi dê
Thức ăn chăn nuôi dê
  • Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân  cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.
  • Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng
  • Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.
  • Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống cứng, tránh lãng phí.

Nước uống hằng ngày

Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày. Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ngày.

Thiến giống cho dê thịt

Đối với dê đực lấy thịt, bà con phải thiến để chúng cho sản lượng thịt tốt nhất. Thời gian bắt đầu thiến là từ khi dê đạt 3 tuần tuổi. Bà con tiến hành thiến giống cho dê đực như sau:

  • Bước 1: Làm vệ sinh sạch sẽ, sát trùng túi dịch hoàn. Kéo nhanh và nắm chắc 2 dịch hoàn ra phía bên ngoài; rồi buộc lại để nó không di chuyển trở lại phía bên trong.
  • Bước 2: Dùng một con dao nhỏ; và sắc để cắt một đường dài khoảng 3 – 4 cm vào chính giữa túi dịch hoàn. Lúc này phần dịch hoàn ở bên trong sẽ lộ ra, bà con kéo dịch hoàn ra bên ngoài.
  • Bước 3: Phần trên thừng dịch hoàn bà con buộc thắt lại thành 2 nút cách nhau 1,5cm. Sau đó, dùng dao sắc để cắt phần thừng dịch hoàn giữa hai nút buồn đó. Bà con cũng làm tương tự với phần dịch hoàn còn lại.
  • Bước 4: Sau khi thiết, bà con sử dụng bông sạch để lau bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn. Để tránh bị nhiễm trùng, lở loét, bà con nghiền mịn kháng sinh; sau đó rắc vào bên trong và khâu bao dịch hoàn lại.
  • Bước 5: Sau khi thiến giống, bà còn phải kiểm tra hàng ngày tránh để bị nhiễm trùng. Ngoài ra cần bôi thêm thuốc sát trùng hàng ngày để vết khâu khỏi hẳn.

Phòng bệnh trong chăn nuôi dê

Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng,…đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng; thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:

Phòng bệnh trong chăn nuôi dê
Phòng bệnh trong chăn nuôi dê
  • Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 – 40 ngày trước khi nhốt chuồng.
  • Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
  • Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh 
  • Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên; kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly. 
  • Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
  • Dê cần được tẩy giun ít nhất 2 lần/năm để giữ sức khỏe tốt. Trước khi phối giống dê cần được tẩy giun.

Hiệu quả kinh tế thu được

  • Nuôi dê là một một ngành chăn nuôi mang lại kinh tế và khả thi cho bà con nông dân ít vốn. Vốn đầu tư mua dê giống tương đối thấp. Với giá 1 con bò, bà con có thể mua được 10 con dê giống chất lượng. 
  • Nhu cầu về dê thịt và dê giống rất cao, có thể dễ dàng bán và thu tiền bất cứ lúc nào. Dê có tuổi thọ từ trung bình 10 – 15 năm, thời gian mang thai ngắn hơn (150 ngày). 
  • Ngoài việc chăn nuôi dê lấy thịt và sữa; phân dê cũng là một nguồn thu nhập từ hoạt động nuôi dê.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi dê mà bà con có thể tham khảo. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi vì một nền nông nghiệp xanh sạch nhé!

Tags: cách nuôi dêcách thiến dê đựcphương pháp chăn nuôi
Previous Post

Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu đạt năng suất cao

Next Post

Quy trình kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối để làm thức ăn cho thuỷ sản

Next Post
Quy trình kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối mang lại năng suất cao

Quy trình kỹ thuật nuôi Artemia trên ruộng muối để làm thức ăn cho thuỷ sản

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

  • Phá sản vì nuôi dúi có thật không?

    Phá sản vì nuôi dúi có thật không? Làm thế nào để nuôi dúi thành công?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà trống có đẻ trứng không? Giải thích hiện tượng gà trống đẻ trứng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp nuôi cá dứa đơn giản mang lại hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Học ngay cách diệt bọ nhảy trên rau cải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công nghệ dự báo thời tiết chính xác của AI

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách trị gà khò khè bằng thuốc tây hiệu quả lại nhanh chóng 2023

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị bệnh nhiệt thán ở trâu, bò

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà ngũ sắc gồm những màu gì? Nuôi gà ngũ sắc thần kê đá hay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Nhuận Phát vào vai cao thủ cờ bạc thất thế trong “Đừng gọi tôi thần bài”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá trái cây miền Tây tăng vọt sau lệnh gỡ bỏ chốt chặn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
  • Thuỷ sản
  • Chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thông tin kinh tế
  • Thị trường tiêu dùng
  • Nông nghiệp
    • Phòng và trị bệnh cây trồng
    • Phương pháp trồng cây
  • Thuỷ sản
    • Phòng và trị bệnh thuỷ sản
    • Phương pháp nuôi thuỷ sản
  • Chăn nuôi
    • Phương pháp chăn nuôi
    • Phòng và trị bệnh trong chăn nuôi

© Copyright by vaisaa.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In