Mặc dù nuôi thỏ là một trong những mô hình chăn nuôi đem đến hiệu quả kinh tế cực kỳ cao, nhưng hiện nay, mô hình này ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển mạnh. Thỏ có giá trị kinh tế rất cao, nhưng để chăn nuôi thỏ được thành công thì bà con cần phải trang bị những kỹ năng chăn nuôi thỏ thịt thật hiệu quả, mau lớn để giúp đem lại lợi nhuận tốt nhất.
Để việc chăn nuôi thỏ thịt đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo được những nguyên tắc xây dựng chuồng trại chuẩn, chọn giống tốt, tăng trọng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn, cho năng suất cao. Nhằm giúp người chăn nuôi có thể khởi nghiệp mô hình chăn nuôi thỏ được thành công, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết cách chăn nuôi thỏ đạt hiệu quả cao nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Cách xây dựng chuồng trại cho thỏ
Dân gian xưa có câu “nhát như thỏ đế” chính vì vậy thì khi nuôi thỏ thịt, việc thiết kế chuồng trại là một việc cần bà con cần quan tâm đến. Vị trí mà bà con làm chuồng nuôi thỏ thịt thì cần phải thuận tiện cho công tác quản lý, chăm sóc nhưng không được làm gần khu dân cư sinh sống và không gần nguồn nước có thể gây ô nhiễm cho thỏ thịt sinh sống. Chuồng được làm ở nơi cao ráo, thoáng mát, không bị ngập trũng nước, xung quanh có nhiều cây cao bóng mát.
Ngoài tự nhiên thì thỏ thường đào hang để sống, tuy nhiên nuôi thỏ thịt như hiện nay thì bà con làm chuồng nuôi thỏ, trong chuồng phải bố trí lồng nuôi theo kiểu hình chữ nhật, để tiết kiệm diện tích thì xếp 2 – 3 tầng. Chuồng nuôi thỏ thịt cần rộng chứ không cần cao. Diện tích chuồng trại nuôi thỏ thì phụ thuộc vào số lượng giống, thông thường thì 1 ô chuồng nuôi: Dài 1,5m và ngang 0,7m cao 0,5m đủ để nhốt 10 con thỏ. Các vật dụng cần bố trí trong chuồng nuôi thỏ thịt như : máng thức ăn tinh/hộc đựng thức ăn viên, máng cỏ, máng nước.
Cách chọn giống thỏ nuôi thịt
Mô hình nuôi thỏ thịt muốn đạt được hiệu quả cao nhất, bà con nên chọn giống có tầm vóc khá và trọng lượng trung bình lúc trường thành đạt từ 4,5 – 5kg/con, bà con nên lựa chọn con có tỉ lệ khung xương nhỏ, thịt xẻ nhiều. Bà con cần lưu ý khi mua giống thỏ, nên mua ở địa chỉ uy tín. Trang trại thỏ giống thì có nhiều loại để tiện lợi cho quá trình lựa chọn của bà con. Cần phải chú ý hỏi người bán xem đàn thỏ đã được tiêm chủng hay chưa, tiêm những loại gì, tiêm vào thời điểm nào để có phương án chăm sóc tốt nhất khi mua về nuôi.
Sức khỏe của thỏ sẽ biểu hiện ra bên ngoài, khỏe hay yếu, có bị bệnh hay không. Khi chọn mua giống, bà con hãy chịu khó quan sát kỹ. Chọn những con thỏ có những đặc điểm chung như sau:
Chọn ngoại hình khỏe, lanh lẹ, hiếu động
- Vành tai vểnh cao lên, dày và cứng. Quan sát kỹ vành tai của thỏ sạch sẽ, không có dấu hiệu bị ghẻ lở hoặc sứt xát gì.
- Mắt trong của vật nuôi thì sáng, nhìn rất lanh lợi và niêm mạc của mắt thỏ thì không có bất kỳ dấu hiệu sưng nào.
- Bộ lông mịn mượt và sáng bóng.
- Lưng của thỏ thẳng, da ở lương thì mềm mại, không bị bệnh ghẻ hay có những dấu hiệu đã bị bệnh ghẻ.
- Bụng mềm và lông ở phần bụng xốp.
- Chân thì cứng cáp, di chuyển lanh lẹ, chân không đi khập khiễng
- Bàn chân trước và giữa kẽ của các ngón chân thì không bị ghẻ lở hay sứt xát gì.
- Đuôi thỏ thì sạch sẽ, khô ráo, và không có dấu hiệu nào của bệnh tiêu chảy.
- Chọn những con thỏ phàm ăn và ngủ nhiều.
- Phân của thỏ cho dạng viên to, tròn và khô
Ngoài các đặc điểm trên, khi chọn thỏ đực và thỏ cái làm giống; bà con cần chú ý thêm những điều sau đây:
- Chọn thỏ đực nào mà có đôi dịch hoàn to lớn đồng đều, bìu dá thì có sắc hồng.
- Thỏ cái thì phải có đủ từ 8 – 10 bú. Bầu vú của thỏ nở nang, cân đối.
- Nên chọn những con đồng lứa, tuổi từ 4 – 5 tháng tuổi về nuôi.
- Quy mô chăn nuôi thỏ thịt của bà con luôn thuận lợi về sau nếu bước chọn giống này thuận lợi.
Thức ăn cho thỏ thịt
Để nuôi thỏ thịt, bạn phải đa dạng thức ăn để vỗ béo thỏ tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Thức ăn của chúng gồm:
- Nhóm thức ăn thô gồm: bắp cải, su hào, lá bắp (ngô), lá cây đậu; lá xoan, lá sung, lá mít, đu đủ, lá chuối, cỏ ghi nê, cỏ voi,…Và nhiều loại lá hay cỏ khác.
- Thức ăn xanh cho thỏ cần được thu hái từ và cắt ở những nơi sạch sẽ, tránh chuồng gia súc hay những nơi chăn thả hay gần phân gia súc để hạn chế bệnh hay những loài giun sán.
- Thức ăn tinh gồm những loại viên, cám,…Bán sẵn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ.
- Thức ăn của thỏ phải đảm bảo tươi ngon, tránh cho ăn thức ăn lên men, chua, mốc,…Ảnh hưởng đến dạ dày thỏ.
- Cỏ, lá cây,…không nên để đống mà rải lên giàn để ráo nước mới cho thỏ ăn.
Vệ sinh chuồng thỏ
Tất cả các giống thỏ đều ăn ở rất sạch sẽ, khô ráo. Do đó:
- Hàng ngày vào buổi sáng đều phải tiến hành dọn dẹp máng cỏ, máng thức ăn viên sạch sẽ. Bỏ hết thức ăn còn dư thừa của hôm trước, cọ rửa sau đó cho thức ăn mới vào. Thay nước uống sạch. Bà con có thể đem phơi nắng dụng cụ ăn của thỏ để khử trùng.
- 7 ngày/lần tiến hành tổng vệ sinh lồng nuôi. Ngăn chuồng hoặc đưa đàn thỏ đi chỗ khác để cọ rửa sạch phân, nước tiểu, rác ở trong lồng nuôi.
- 15 ngày/lần tổng vệ sinh toàn bộ khu chuồng trại. Quét dọn, thu gom rác, phân, dùng xà phòng và nước để xịt rửa nền sạch sẽ.