Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi đà điểu Việt Nam đang được triển khai đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều gia đình và nông dân. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt sớm và mang lại năng suất cao nhất, bà con cần nắm rõ công nghệ chăn nuôi đà điểu từ khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn chăn nuôi đến khâu phòng trừ dịch bệnh.
Đà điểu rất dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, nhiệt độ thay đổi từ -30 độ C đến 40 độ C cũng không ảnh hưởng gì. Thời kỳ sơ sinh tỷ lệ sống cao có thể đạt 77-85%. Thời kỳ trưởng thành có thể đạt 90-98%, đà điểu con mới nở sau 10 tháng có thể xuất chuồng, đạt trọng lượng 100-110 kg là có thể xuất bán. bình quân đầu người. Vì vậy, khả năng sản xuất thịt của đà điểu cao hơn nhiều so với trâu, bò sữa. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhé.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi đà điểu
Nơi làm chuồng nuôi đà điểu cao ráo, thoáng đãng, có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh nơi có tiếng ồn và xa khu vực nuôi những gia súc gia cầm khác. Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có diện tích thảm cỏ chiều dài lớn hơn 50m để đà điểu chạy, múa theo bản năng. Chú ý nhặt các mảnh thủy tinh nilon và rác quanh khu vực chăn thả. Vì đà điểu ăn bất cư thứ gì nhặt được khi chúng không có thức ăn. Ngoài thảm cỏ thì cần có chỗ lót cát, đà điểu vẫn còn bản năng tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh ngoài da.

Từ 1-2 tuần đầu chuồng nuôi úm được lót bằng rơm hoặc thảm mềm. Để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng. Từ tuần thứ 3 dùng trấu hoặc mùn cưa để lót nền. Không nuôi đà điểu trên nền gạch trơn vì có thể làm chân đà điểu bị biến dạng; trật khớp làm cho đà điểu mất chức năng chạy.
Kỹ thuật chăm sóc đà điểu
Giai đoạn gột (từ 1-3 tháng tuổi)
Từ 1-4 tuần đầu nên úm đà điểu toàn toàn trong chuồng úm, đảm bảo nhiệt độ từ 27-30 độ C. Thường xuyên quan sát đàn đà điểu. Nếu thấy nhiều con cách xa nguồn nhiệt và há mồm ra thở cần giảm nhiệt độ. Ngược lại nếu thấy nhiều con tụm lại thành 1 đống, chồng chất lên nhau gần nguồn nhiệt, những con ở rìa ngoài thì run rẩy thì đó là nhiệt độ thấp, cần tăng nhiệt độ. Khi đủ nhiệt độ đà điểu đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành. Thắp điện sáng suốt đêm để đà điểu ăn uống bình thường.
Khi đà điểu được trên 1 tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Thả đàn đà điểu khi thời tiết tốt, không thả khi trời mưa hoặc trời quá rét hay quá nóng. Trong giai đoạn này nên cho đà điểu ăn cám viên công nghiệp để đà điểu dễ ăn và tiêu hóa tốt, có thể bổ sung rau xanh băm nhỏ cho đà điểu ăn.
Giai đoạn nuôi lấy thịt (từ 3 – 10 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này đà điểu đã thích nghi hoàn toàn với điều kiện ngoại cảnh và có thể chạy rất nhanh nên khả năng tiêu thụ thức ăn là rất lớn. Đảm bảo đủ protein và vitamin cho đà điểu phát triển. Thức ăn đầy đủ là cám công nghiệp, hoặc có thể chăn bằng ngô, thóc, cám gạo…
Đà điểu có thể tiêu hóa đến 60% thức ăn xanh, vì thế phải tạo nguồn thức ăn xanh để giảm chi phí thức ăn. Rau, cỏ được băm nhỏ khoảng 3-4cm để dễ ăn, tách riêng máng ăn, không cho ăn lẫn với thức ăn tinh. Thức ăn xanh cho đà điểu là lá bắp cải già, rau muống, rau lấp, cỏ voi non,… Nếu bãi chăn thả có diện tích rộng, có nhiều cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ ăn. Không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.
Chọn giống đà điểu

Các giống đà điểu Struthio camelus hiện nay:
– Đà điểu Bắc Phi: là giống đà điểu cao nhất, đỉnh đầu không có lông, có một vòng lông cổ màu trắng ở ⅔ cổ từ trên xuống. Riêng con đực có lông cánh và lông ngực màu trắng tinh. Con cái có bộ lông trên thân màu nâu sẫm.
– Đà điểu Somali: là giống đa điều cũng không có lông ở đỉnh đầu nhưng vòng trắng dưới cổ thì rộng hơn. Trên cổ, những cố không có lông sẽ có màu xám, lông đuôi có màu trắng. Con đực có bộ lông đen, con cái lông xám nhạt hơn. Riêng ở giống đà điểu Somali, con cái có thân hình to hơn con đực.
– Đà điểu Đông Phi (đà điểu Masai): sinh sống ở vùng đông Kenya. Trên đỉnh đầu có con không có lông, nhưng cũng có con mọc lông kín. Vòng màu trắng ở cổ hẹp.
– Đà điểu Nam Phi: sinh sống chủ yếu ở Zimbabwe – botswana cho tới cape. Đỉnh đầu mọc lông, cổ màu xám, vào mùa sinh sản sẽ chuyển sang màu đỏ; không có vòng trắng ở cổ như các giống khác.