Những tháng gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu của ngành rau củ quả bị ảnh hưởng. Đây cũng là thời điểm ngành hàng này cần kịp thời khắc phục những khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm.
Mặc dù nhiều mặt hàng nông sản, nhất là rau quả nhiều nơi gặp khó nhưng rau củ quả Trung Quốc vẫn xuất khẩu ồ ạt sang nước ta. Lượng rau Trung Quốc nhập khẩu lớn cho thấy nhu cầu tiêu dùng trong nước rất lớn. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh, giãn cách xã hội gây khó khăn cho việc lưu thông và tiêu thụ hàng hóa. Nguồn cung bị cắt đứt vô tình tạo cơ hội cho nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này dẫn đến Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp rau quả lớn nhất của nước ta, và hiện đang chiếm ưu thế so với các nước khác.
Rau củ quả Trung Quốc về Việt Nam tăng mạnh
Báo cáo về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 của Bộ NN-PTNT nêu rõ giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính tăng. Từ số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán sơ bộ trong tháng 10. Nhập khẩu rau quả Việt Nam ước đạt gần 130,7 triệu USD. Tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 10 tháng 2021, giá trị nhập khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 1,201 tỉ USD. Tăng 14,7 % so với cùng kỳ 2020.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chi tiết trong 9 tháng, Trung Quốc là nguồn cung rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến gần 30% thị phần, tương đương 317,4 triệu USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ đứng thứ hai với gần 223,5 triệu USD. Tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan từng nhiều năm đứng vị trí số 1 về cung cấp rau quả cho Việt Nam. Nhưng nay đã rớt xuống vị trí thứ 7. Với giá trị nhập khẩu chỉ gần 31 triệu USD. Giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, thời gian gần đây rau quả Trung Quốc đang được bán la liệt trên thị trường. Nhất là “chợ mạng” như táo, nho, lựu, dưa. Thậm chí có loại giá chỉ vài ngàn đồng mỗi kg.
Lý giải về việc gia tăng mạnh
Gặp khó trong việc thu hoạch và vận chuyển
Lý giải về việc gia tăng mạnh mẽ của rau củ quả Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho hay. Trong thời gian các tỉnh miền Nam và TP HCM thực hiện giãn cách để chống dịch Covid-19, nông sản Việt Nam gặp khó trong thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Các quy định kiểm soát, phong tỏa phòng dịch Covid-19 khiến lưu thông, cung ứng rau từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bị đứt gãy. Nhiều chợ đầu mối tại TP.HCM ngừng hoạt động. Nguồn cung trung chuyển từ phía nam ra bắc bị chia cắt. Vô tình tạo ra cơ hội và lợi thế cho hàng Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh thị trường ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Trung quốc không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh

“Trong khi đó, phía Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nên sản xuất, thu hoạch nông sản vẫn bình thường. Khảo sát cho thấy các loại rau củ được được bán rất nhiều. Song các thương lái thừa nhận đây là hàng nhập từ Trung Quốc. Việc chuyển một container rau quả từ biên giới Trung Quốc ở thời điểm này về Hà Nội hay các tỉnh phía Bắc miền Trung; thậm chí là TP HCM dễ dàng hơn rất nhiều. So với việc gom hàng từ các vườn miền Tây hay Lâm Đồng đi các tỉnh.
Đối với rau quả, Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc. Nên hàng Trung Quốc tận dụng xe tải trống ở chiều về (ví dụ xe chở thanh long lên biên giới – PV) với cước phí rẻ. Chính vì thế giá cà rốt, bắp cải, khoai tây, táo,… Trung Quốc tại Việt Nam rất rẻ.” – ông Nguyên phân tích. Số liệu thống kê tại Cửa khẩu đường bộ quốc tế số 2 Kim Thành (Lào Cai) cho thấy trong ngày 14.9 có trên 350 xe rau củ Trung Quốc được đưa vào VN. Tổng cộng khoảng 3.200 tấn. Ở chiều ngược lại, tổng lượng rau củ VN xuất khẩu sang Trung Quốc chưa đến 200 tấn.