Nhu cầu về các loại cá nước ngọt giàu chất dinh dưỡng của thị trường ngày càng cao. Nhiều hộ dân quyết định đầu tư nuôi cá bống tượng để phát triển kinh tế. Để mô hình cho hiệu quả cao, người nuôi cần chăm sóc cá bống tượng theo đúng quy trình và phòng trị bệnh thường gặp trên cá hiệu quả. Cá bị bệnh sẽ giảm chất lượng thịt, giảm trọng lượng và thậm chí có thể chết. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số bệnh thường gặp ở cá bống tượng. Dựa vào những biểu hiện của bệnh bạn có thể thường xuyên theo dõi đàn cá của mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì áp dụng ngay cách trị được đề xuất để điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho đàn cá tốt nhất, thu lợi nhuận cao.
Tìm hiểu về cá bống tượng
Cá bống tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia. Cá bống tượng là loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước nuôi cung cho yêu cầu. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ. Cá bống tượng có tập tính sống ở đáy. Ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, bộng. Khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m. Cá có thể sống ở đó hàng chục giờ. Môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ. Cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên.
Một số bệnh thường gặp ở cá bống tượng
Cá bống tượng nuôi trong ao hay trong lồng bè thường bị các loại bệnh thường gặp là đốm đỏ, trùng mỏ neo và bệnh tuột nhớt. Với các bệnh ở cá bống tượng này thì chữa trị như sau:
Bệnh đốm đỏ ở cá
- Nguyên nhân là do môi trường sống bị thay đổi, cá bị xây xát trong quá trình vận chuyển, đánh bắt, vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh. Cá kém ăn, bơi chậm chạp, các phần dọc theo thân, đuôi, tia vi xuất hiện các đốm đỏ, vết loét.
- Trị bệnh: Dùng thuốc Sulphamit 10-16 g trộn vào thức ăn cho 100 kg cá, ăn 2-3 lần. Cũng có thể tắm cho cá bằng nước muối nồng độ 4%o trong 10 phút có sục khí.
Bệnh trùng mỏ neo ở cá
- Trùng bám trên thân cá ở các gốc vây ngực, vây hậu môn. Nếu nặng toàn thân trùng mỏ vào hút máu làm cho cơ thể cá tấy sưng.
- Cách trị: Dùng lá xoan (sầu đông) bó thành từng bó để dưới đáy hoặc thùng bè, lều lồng với lượng 0,6 kg lá/kg cá. Cá sẽ chúi vào bó lá, nước lá xoan đắng sẽ làm cho trùng mỏ neo rời khỏi thân cá.
Bệnh tuột nhớt ở cá
Khi cá bị bệnh này thường chỉ thay đổi môi trường. Thay nước trong ao, di chuyển lồng nuôi sang nơi khác. Cũng có thể cách ly cá bị bệnh cho khỏi lây lan.
Phòng ngừa bệnh ở cá bống tượng
– Khi chọn cá nuôi cần thận trọng, chỉ sử dụng những con khỏe mạnh. Và được rửa qua thuốc tím với nồng độ 20 g/m3 nước trong thời gian 15-30 phút. Nhằm để diệt nguồn gốc các mầm bệnh trước khi thả nuôi.
– Trộn thức ăn với ít muối hoặc 5 g thuốc kháng sinh cho 1 kg thức ăn và cho cá ăn 10 ngày một lần.
– Thường xuyên theo dõi cá, khi thấy cá có dấu hiệu của bệnh phải phân lập nuôi riêng và chữa trị.
Có thể dùng vôi bột, lá xoan để trong bao, treo ở cống cấp nước, chúng sẽ tan ra góp phần diệt một số nấm, khuẩn gây bệnh thường gặp cho cá.