Ở một số tỉnh ven biển Nam Bộ, người dân thường phát triển nghề nuôi cua lột. Đây là hình thức nuôi cua lột thương phẩm, có giá trị kinh tế lớn. Cua lột là một trong những loài hải sản quý hiếm hiện nay được nhiều người yêu thích. Loại cua này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao là canxi. Quan trọng nhất là bạn có thể thưởng thức cua lột nguyên con mà không cần tách cua.
Cua lột được dùng trong nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ kết hợp thành nhiều món ăn ngon. Giống cua này có giá khá cao và được nhiều đơn vị, tổ chức nuôi. Tuy nhiên, không dễ để nuôi thành công loài sinh vật này. Vậy nên, chúng tôi xin chia sẻ về phương pháp nuôi cua lột thương phẩm, điều này sẽ cung cấp cho những độc giả có ý định nuôi loài hải sản này có thêm thông tin và kiến thức.
Tiêu chí xây dựng ao nuôi
Ao nuôi cua lột có kích cỡ nhỏ (100-200m2), hình chữ nhật nhưng độ rộng ao không quá 5m để tiện quản lý và thu hoạch. Giữa ao nên có trảng rộng 1m. Đáy ao nên có dạng sét hay sét pha cát. Bờ ao không cần phải rào chắn, tuy nhiên, cần phải chắn cẩn thận ở cống. Duy trì nước ao ở mức 0.6-0.8m. Cần cải tạo ao kỹ trước khi nuôi. Ngoài ra, cần có thêm một giai đóng bằng khung gỗ và lưới xanh kích cỡ 3×1.5 x0.5m đặt ngập 0.3-0.4m trong ao khi để chứa cua sắp lột khi thu hoạch từ ao nuôi.
Kích thước giống thả và cách chăm sóc
Mùa vụ nuôi cua lột có thể quanh năm, tuy nhiên tập trung nhất vào tháng 3-7dl. Hàng năm. Cua giống có kích cỡ nhỏ không 50-100g/con cua lớn sẽ chậm lột vỏ. Cua giống là những cua chắc thịt, cứng và màu sậm. Trước khi th cần loại bỏ càng và chân cua bằng cách chặt hay bẻ chót chân, chót càng rồi cua sẽ tự bỏ càng chân của chúng. Tuy nhiên, phi giữ đôi chân bơi lại để cua hoạt động. Biện pháp này có tác dụng kích thích cua lột xác sớm. Mật độ thả là 20con/m2 hay hơn tùy theo kích cỡ cua giống. Cách cho ăn , quản lý và chăm sóc tương tự như các dạng khác.
Thu hoạch vụ nuôi
Sau 5 ngày nuôi, cua bắt đầu mọc nu, càng và chân. Ngày thứ 10-12 cua đã sẵn sàng lột xác. Đặc điểm của cua lúc này là: mai cứng và giòn, mầm chân và càng có màu đỏ sậm và dài khoảng 1.5cm. Khi cua bắt đầu lột xác sẽ có vòng nứt quanh mai. Vào giai đoạn lột xác, hàng tháng tháo cạn nước ao còn khoảng 30-40cm để mò bắt cua sắp lột cho vào giai đã chuẩn bị sẵn.
Thời điểm mò bắt cua vào lúc nước sắp lớn để khi bắt xong thì cấp nước mới vào ngay tránh ao bị đục lâu. Chú ý không để sót cua sắp lột vì nếu chúng lột trong ao nuôi cua sẽ không còn giá trị như nhu cầu trên thị trường. Cua đã chuyển vào giai có thể lột ngay sau đó hay trong vòng một ngày. Sau khi lột 1-2 giờ, cua sạch nhớt, bớt mềm nhũn, hơi no nước thì phi vớt lên giữ ẩm trong giỏ tre có lót vi hay cỏ ướt. Để nơi mát, kín gió và có thể chuyển đến nơi tiêu thụ trong vòng một ngày sau đó. Yêu cầu sản phẩm cua lột là phải mềm, không mọng nước và nguyên vẹn.
Tìm hiểu về giống cua lột
Tương tư như các động vật giáp xác, cua được bao bọc, bảo vệ bởi bộ xương ngoài bằng kitin. Có canxi và vôi hóa tạo ra lớp vỏ cứng, chắc chắn. Các lớp vỏ này phát triển lột bỏ nhiều lần theo thời gian từ khi ấu trùng. Cho đến khi trưởng thành hay đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra bên ngoài của lớp vỏ.
Quá trình lột xác sẽ diện ra từ trước một đến hai ngày, cua lột hấp thụ nước biển để cơ thể phồng lên. Trông giống quả bỏng giúp chúng dễ dàng mở rộng lớp vỏ cũ và tách ra đường nứt nhỏ trên cơ thể. Sau khi tách tạo đường nứt, cua lột đẩy ra, thu lại cơ thể liên tục nhiều lần để rút lớp vỏ cũ. Cho đến khi phần chân trước tách ra khỏi lớp vỏ cũ hoàn toàn.
Quá trình lột vỏ thường diễn ra trong 15 phút. Trải qua nhiều lần lột xác, cua phát triển nhanh hơn. Đối với cua trưởng thành, cua lột xác từ nửa tháng đến một tháng một lần. Trong quá trình lột xác, một số bộ phận của cua có thể bị mất như càng, chân và tái sinh ở lần lột kế tiếp. Chính nhờ sự lột xác đã tạo nên loại hải sản giàu dinh dưỡng, ngon hấp dẫn gọi là cua lột, hay cua cốm, cua hai da.