Ngày nay, chạch đồng có số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do hiện tượng đánh bắt bừa bãi, sử dụng các phương tiện hủy diệt như kích điện, sử dụng nhiều hóa chất và thuốc trong nông nghiệp. Vì vậy, giá chạch đồng thương phẩm tiếp tục tăng cao và trở nên khan hiếm, nhiều nơi gọi chạch đồng là “sâm đất” vì ăn chạch đồng rất có lợi cho sức khỏe. Thịt chạch đồng thơm ngon dùng để xuất khẩu nên chỉ có chạch nhỏ bán ở trong nước.
Do giá chạch đồng thương phẩm cao nên các nhà sản xuất đã tiến hành thử nghiệm đẻ nhân tạo và nuôi chạch đồng thành công. Sau gần 2 năm nghiên cứu, đến nay chạch đồng đã được sản xuất và nuôi thương phẩm ở nhiều nơi ở từ Nam đến Bắc. Phần lớn chạch đồng đã được bán ở thị trường trong nước với mức giá mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Vì vậy để tìm hiểu thêm về mô hình nuôi, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc về quy trình nuôi chạch đồng để bạn đọc có thể để nghiên cứu và áp dụng.
Cải tạo ao, bể nuôi chạch đồng tốt nhất
Bà con có thể nuôi chạch đồng ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt. Tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi. Nên thiết kế ao, bể có diện tích vừa phải. Từ 5- 10 m2 để dễ chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc, mực nước khoảng 50 cm rồi tiến hành gây màu nước. Sau 5 – 7 ngày, nước trong ao có màu xanh lá chuối non tiến hành lấy nước lần 2 sao cho mức nước trong ao đạt 1,2 – 1,5m thì tiến hành thả cá giống.
Lựa chọn con giống
Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cỡ lớn (khoảng 300 con/kg). Chọn con giống đều cỡ, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, không xây xát, không bệnh tật. Thả giống với mật độ thả phù hợp từ 30 – 50 con/m2. Thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Khi thả nên ngâm túi cá giống xuống ao khoảng 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ. Sau đó thả cá từ từ ra ao. Trước khi thả giống, cần so sánh các yếu tố môi trường (pH, nhiệt độ…) để điều chỉnh, tránh gây sốc cho cá.
Thức ăn và cách chăm sóc
Trước khi thả phải tắm chạch giống để phòng bệnh bằng nước muối 3% thời gian từ 10-15 phút, hoặc tắm bằng povidine liều lượng 5ml/m3 nước. Mật độ thả 50-100 con/m2. Chạch dễ nuôi hơn lươn, thức ăn của chạnh đơn giản hơn. Chạch ăn mùn bã hữu cơ, khi chạnh còn nhỏ cho ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần, nuôi 30 ngày sau dùng thức ăn có độ đạm 20 -25%, ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều tối). Trung bình 1,4 kg thức ăn cho 1 kg chạch thương phẩm. Sau 3 tháng là có thể bán thương phẩm.
Quản lý ao nuôi
Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước; các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Cho cá ăn đầy đủ để cá lớn nhanh và tăng sức đề kháng, cá ít bị bệnh. Định kỳ thay nước trong ao để tránh bị ô nhiễm. Khoảng 5 – 7 ngày thay nước một lần, lượng nước thay từ 30 – 50% lượng nước trong ao. Tùy vào độ lớn của cá mà thời gian thay nước rút ngắn. Định kỳ tháng/lần kiểm tra bệnh tật và tốc độ phát triển của cá.
Định kỳ 2 lần/tháng bón vôi xuống ao với lượng 2kg/100 m2 ao để phòng bệnh cho cá. Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội và khả năng bắt mồi. Như vậy sẽ nắm bắt tình hình sức khỏe của cá và có chế độ chăm sóc hợp lý. Trong ao nên thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn và tránh nóng, tránh rét cho cá và làm rào chắn xung quanh ao nuôi để ngăn ngừa địch hại xâm nhập, tránh thất thoát.
Phòng bệnh và trị bệnh thường gặp ở cá chạch
– Phòng bệnh: Chạch ít bị bệnh hơn lươn, tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch cũng dễ bị bệnh. Chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho chạch, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lương, đúng số lượng, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.
– Trị bệnh: Khi phát hiện chạch bị nấm có thể tắm cho chạch bằng các loại hóa chất sau: nước muối 3%; hoặc KMn04 liều lượng 20g/m3 nước, thời gian 10-15 phút. Trộn kháng sinh vào thức ăn cho chạch ăn: Doxycyline 0,2-0,3g/kg thức ăn; Oxytetracyline 2-4g/kg thức ăn, cho ăn 5-7 ngày liên tục.
Thu hoạch sản phẩm
Khi chạch đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán không cho chạch ăn trước 1 ngày. Tuyệt đối không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để chạch xây xát, cho chạch vào thùng xốp, không cho nước, hoặc cho ít nước để chạch không bị khô da.