Bệnh nấm diều ở gà tưởng như không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng thật ra thiệt hại nó gây ra rất to lớn. Tuy tỉ lệ gà chết do mắc căn bệnh này không phải quá cao nhưng tác hại của nó lên gà sau khi nhiệm bệnh thì rất khó lường. Dù được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng sản lượng, chất lượng và sức đề kháng vô cùng yếu ớt. Điều này khiến nhiều căn bệnh khác dễ dàng xâm nhập và làm gà bắt đầu chết do nguyên nhân khác. Hoặc căn bệnh khiến gà giảm sản lượng đẻ trứng hoặc khó vỗ béo. Tất cả đều khiến bà con thiệt hại về kinh tế khá cao trong sản xuất chăn nuôi.
Vì thế để ngăn ngừa căn bệnh này chúng ta phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi tái đàn. Đồng thời có những biện pháp phòng dịch từ sớm để đạt hiệu quả cao nhất.
Tác nhân gây bệnh
Do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra. Thường loại nấm men này có mặt sẵn trong đường tiêu hóa của gà nhưng không gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, Candida albicans tìm cơ hội nhân lên và gây ra các tổn thương trên đường tiêu hóa, hô hấp thậm chí nó còn có thể gây nhiễm trùng da, lông, mắt và đường sinh sản.
Trong thực tế, có thể do bệnh này rất dễ điều trị khỏi nên đa phần mọi người không quá để tâm hay lo ngại. Tuy nhiên, thiệt hại mà bệnh nấm diều ở gà gây ra không chỉ là những thiệt hại có thể nhìn thấy bằng mắt hay đo đếm được ngay lúc đó như: tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết…
Mà nó còn là những hệ quả sau khi nhiễm bệnh nấm diều dù con gà đó đã được điều trị khỏi như: khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập…
Lý do gây ra bệnh nấm diều ở gà
– Do dụng cụ đựng nước và nước uống bị nhiễm bẩn.
– Do thức ăn không đạt chất lượng vệ sinh, nhiễm nấm.
– Do trộn khánh sinh với thức ăn hoặc nước uống trong thời gian dài làm phát triển nấm trong đường tiêu hóa.
– Ngoài ra, một số trường hợp thiếu Vitamin A, thiếu dinh dưỡng hoặc stress do quá trình vận chuyển cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nấm diều gà.
Triệu chứng, bệnh tích trên gà
– Miệng hôi, bị lỡ loét và có mảng bám màu trắng.
– Gà nôn ọc ra chất nhầy hôi thối, có mùi chua.
– Thực quản bị nhiễm loét.
– Niêm mạc ở diều dày lên và nổi những mụn trắng, trong diều có chất nhầy hôi.
Dạ dày tuyến sưng hoặc suất huyết niêm mạc, trên niêm mạc có chất nhầy hôi và nổi mụn trắng.
– Nấm men theo thức ăn, nước đến ruột sẽ làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây suy dinh dưỡng làm cho gà ủ rủ, tiêu chảy phân sống… tuy không chết nhưng chậm lớn, giảm sự phát triển.
Hướng điều trị bệnh nấm diều vàng
– Cải tạo môi trường chăn nuôi
– Dọn dẹp trang trại sạch sẽ.
– Dọn chất độn chuồng.
– Chuyển sang chuồng mới khi đã diệt khuẩn.
– Sát trùng chuồng trại ít nhất 2 lần.
– Dùng thuốc đề kháng:
– Dùng MEKOZYM + MEKOSAL pha vào nước uống liên tục 1 tuần.
– Dùng MEN TIÊU HÓA trộn vào thức ăn liên tục 1 tuần.
– Khi đàn gà hồi phục dùng MKV-MEKOVIT pha vào nước uống suốt quá trình nuôi.
– Dùng thuốc kháng nấm Nystatin hoặc Ketoconazole. Nystatin dùng iên tục 7 ngày hoặc Ketoconazole dùng liên tục 10-15 ngày.
Cách phòng bệnh nấm diều hiệu quả
– Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo.
– Vệ sinh chuồng trại.
– Thay chất độn chuồng mới đã được xữ lí bằng thuốc diệt nấm.
– Phun sát trùng định kỳ.