Mít Thái là giống cây trồng ăn quả cho năng suất cao được trồng rộng rãi trên nhiều vùng miền để phát triển kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên, có một số bệnh thường gặp ở cây mít Thái như Bệnh thối gốc chảy mủ đã gây ra thiệt hại rất lớn cho cây trồng khiến bà con nông dân rất đau đầu tìm cách để loại bỏ, giúp cây mít Thái phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao.
Bệnh thối gốc chảy mủ nguyên nhân chính là cây trồng trên nền đất quá ẩm ướt và trồng ở nơi mà có nhiều loại sâu bệnh chích hút mất nhựa cây. Và từ những vết thương trên cây bị một loại nấm có tên là Phytopthora sp xâm nhập vào. Khiến cho cây bị hư hại từ bên trong, chất dịch chảy nhiều, cây bị thối thành từng mảng lớn. Và nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến lá cây rụng dần và cây sẽ chết. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con nông dân cách phòng và trị bệnh cho cây mít Thái hiệu quả nhất.
Mít Thái đang được trồng phố biến và cho hiệu quả kinh tế cao
Hiện nay, giống mít Thái đang phát triển rất nhanh, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Đặc biệt là ở ĐBSCL và có nhiều nhà nông làm giàu lên nhanh chóng nhờ trồng giống mít này. Mít Thái cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao. Vì giá luôn cao và ổn định trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, việc đổ xô trồng mít Thái không tuân thủ theo các quy trình trồng. Dẫn đến xảy ra nhiều bất cập như sâu bệnh xuất hiện rất nhiều. Gây khó khăn cho các nhà vườn. Bệnh thối gốc, chảy nhựa là một trong những vấn đề đang được bà con nông dân quan tâm. Vì nó làm có thể làm chết cây, giảm năng suất cũng như chất lượng thương phẩm của trái. Mít Thái cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên dễ mắc bệnh thối gốc, chảy nhựa.
Nguyên nhân bệnh thối gốc chảy mủ ở cây mít Thái
– Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây. Gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora sp. xâm nhập.
– Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra. Vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh
– Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn, thu gom sạch thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là những cây bị bệnh.
– Bón phân cân đối, với những vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm. Chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali.
– Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại. Khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt.
– Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng. Dùng dao tách cạo bỏ hết phần vỏ làm sạch chỗ bị bệnh (nhớ thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu huỷ). Pha 40g Aliette 800WG cho bình 16 lít, lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc. Quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận.
– Phun và kết hợp tưới ngừa xung quanh gốc với các loại thuốc như Ridomil Gold 69WG, Mataxyl 500WP. Có thể phun hoặc tưới lập lại sau 7 ngày. Nếu bệnh nặng hoặc phun và tưới định kỳ với các vườn mới trồng khi cây khoảng năm tuổi.