Cá tai tượng là một loài ăn tạp thiên về thực vật. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, cá cần nhiều thức ăn tinh và thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Ở giai đoạn trưởng thành, cá chuyển dần sang thức ăn có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, cần cho ăn theo một chế độ hợp lý. Nghề nuôi cá tai tượng hiện nay rất phát triển ở nước ta và mang lại hiệu quả thu nhập cao cho người dân.
Cá tai tượng được coi là một đối tượng hải sản được nhiều người lựa chọn nuôi. Do loài cá này có khả năng dễ thích nghi với môi trường khắc nghiệt, không kén thức ăn, dễ nuôi. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai thực sự quan tâm đến chất lượng và các yêu cầu của mô hình nuôi loại cá này. Biết được những khó khăn trên, chúng tôi xin chia sẻ mô hình nuôi cá tai tượng tốt nhất cho người dân.
Đặc điểm sinh học của cá tai tượng
Cá tai tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới. Thường phân bố ở các vùng nước lặng, nước ngọt có nhiều loài thủy sinh sinh sống. Ở nước ta, cá tai tượng là loài được nuôi và đánh bắt chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Loài này có khả năng dễ dàng thích nghi với môi trường kể cả môi trường khắc nghiệt. Vậy nên nó có thể sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ như ao, hồ, sông, đầm nước hay nước kém oxy, nước tù. Dù cá tai tượng lại không chịu lạnh được bù lại có khả năng chịu nóng tốt. Cá tai tượng thuộc loại dễ nuôi, nó ăn tạp và chủ yếu là các loại bèo nổi, rau dại.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá tai tượng
Chuẩn bị ao nuôi cá tai tượng
Chọn nơi có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm. Ao phải được dọn sạch bùn, cỏ rác, bờ sửa cao hơn mức nước 0,5m, có lưới chắn. Có thể sử dụng mương vườn có mặt nước từ 100m2 trở lên để nuôi cá. Cải tạo mương, vét bùn, bón vôi bột 10-15kg/100m2 ao, diệt cá tạp, bón phân cho ao nuôi. Tháo nước vào ao sâu 0,4m, khoảng 1 tuần sau khi thấy nước ao có màu xanh đọt chuối non thì tháo thêm nước với mực nước sâu 0,8-1m.
Kỹ thuật chọn giống
Cá giống phải khỏe mạnh, đều cỡ. Cá giống mới đem về phải thả bọc xuống ao nuôi ngâm thả từ từ cho cá thích ứng dần. Mật độ thả 3-10con/m2. Có thể thả ghép với cá mè trắng để tận dụng thức ăn và làm sach môi trường nước.
Quá trình cho cá ăn
Cá giống tai tượng ương sau 1 tháng chuyển dần sang ăn thực vật là chính như bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn,… Cá lớn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chin,… Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn.
Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) +10% rau, tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá. Khi cá còn nhỏ dùng sàn để thức ăn treo ở nhiều điểm trong ao để cho cá ăn, ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn, phân đàn rồi thì rải đều thức ăn xuống ao cho chúng ăn. Sử dụng phân lợn, gà làm thức ăn cho cá, rải đều trên mặt ao. Kết hợp với cho ăn rau xanh ngày 1-2 lần.
Lượng thức ăn cho cá tuỳ vào sức ăn của cá hàng ngày mà tăng giảm lượng thức ăn sau khi ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngừng cho cá ăn phân lợn và cho ăn thức ăn tinh để cá lớn nhanh, thịt ngon.
Quá trình chăm sóc
Trong quá trình nuôi, dùng lưới tuyển chon cá lớn, bé nuôi riêng để tăng vòng quay. Đạt giá trị thương phẩm cao hơn, nhanh hơn, cách 45 ngày tuyển chọn cá 1 lần. Cá ăn phân lợn, gà có thể gây bệnh vì vậy phải thường xuyên thay nước cho cá. Dọn sạch rau xanh thừa để tránh ô nhiễm. Thời gian cho cá ăn 2 lần/ngày với cá nhỏ, 1-2 lần với cá lớn và tăng tỷ lệ rau xanh. Tỷ lệ thức ăn tinh tối thiểu là 30%, tùy sức ăn của cá.