Trong quá trình nuôi tôm, tôm rất dễ mắc phải cách bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến chết hàng loạt như bệnh phát sáng. Do đó việc phòng chống và điều trị bệnh cho tôm đúng kỹ thuật là việc làm rất cần thiết. Bệnh phát sáng ở tôm sẽ thường gặp ở các ao nuôi tôm có mật độ nuôi cao. Bệnh này xảy ra bất cứ thời điểm nào, nhưng thường xuất hiện nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh phát sáng ở tôm là gì? có cách nào phòng chống hiệu quả và điều trị như thế nào cho đúng cách? Mời bà con cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ bên dưới đây để biết các biện pháp cần thiết nhằm đem lại hiệu quả nuôi tôm cao nhất.
Triệu chứng bệnh
- Tôm chết chìm xuống đáy tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Tôm bị bệnh sẽ bơi không định hướng, bơi không bình thường và dạt vào bờ.
- Ở nang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, bắp thịt đục màu, gan teo lại và nhỏ dần theo kỹ thuật nuôi tôm.
- Lượng ăn của tôm giảm, không có thức ăn trong đường ruột, phân tôm trong đường ruột, phân tôm ít.
- Tôm phản ứng chậm, đầu tôm có phát sáng do sự phát sáng của v.harveji trong gan nhờ hoạt động của chất tiết ra từ men Luciferrase, khi nhìn trong tối sẽ thấy thân tôm phát sáng.
Nguyên nhân
- Do nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: Vibrio harveyi.
- Do vi khuẩn Vibrio Harveyi: Đây là loại vi khuẩn đặc biệt gây ra chứng rung cảm phát sáng ở tôm. Chúng tiết ra 1 loại Enzyme có tên là Luciferase có khả năng phát sáng, nên khi tôm nhiễm loại vi khuẩn này sẽ bị phát sáng, ngoài ra còn bị bệnh gan tụy. Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt quá trình nuôi.
Việc lây lan bệnh
- Gram âm G (Gram Nagative).
- Phân chia cơ thể rất nhanh ở độ mặn 10-40 ppt (phát triển tối đa ở độ mặn 20-30ppt).
- Lây lan nhanh ở nhiệt độ cao (mùa nóng) theo kỹ thuật nuôi tôm.
- Phát triển nhanh ở nơi có nhiều chất hữu cơ (oraganic matter) và oxy thấp.
- pH 7-9
- Do sự thay đổi của môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH và sự tăng thêm của chất hữu cơ ảnh hưởng đến sự lây lan và mạnh lên của vi khuẩn.
- Cách nhận biết bệnh
- Thử nghiệm tình trạng bệnh bằng cách dùng TCBS Agar trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Phương pháp phòng trừ và xử lý bệnh
Đối với tôm giống
Kiểm tra bằng máy PCR, chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn quy định, kiểm tra sự căng thẳng của giống (Fomalin stress test), mật độ tôm giống phải phù hợp.
Đối với ao nuôi
Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất bẩn ra khỏi ao, diệt khuẩn trong ao và nước, diệt các vật chủ trung gian như: chlorine 30ppm, B.K.C 1-2ppm (cleaner – 80), BMnO4 từ 2-3ppm, hạn chế ốc trong ao, tôm chết phải được vớt ra khỏi ao… Có thể dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao, ví dụ: aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc dùng Power pack (theo chương trình) 20l/ha (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày.
Dùng đường cát 2-3ppm hoặc 10-12kg/ha liên tục trong 45 ngày. Sau đó ít nhất một tuần dùng một lần. Mặt khác, người nuôi tôm cần giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphông; tăng thời gian chạy máy xục khí. Gây màu nước: dùng phân vô cơ (N:P:K) hoặc phân xanh đúng theo kỹ thuật nuôi tôm.
Quản lý ao nuôi và nước trong quá trình nuôi
- Sử dụng vi sinh vật để cải tạo nước và ao nuôi. Bổ sung chất tạo kháng thể (Immunoustimulants) và giảm tình trạng căng thẳng của tôm khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và tình trạng thời tiết của từng mùa như: c-mix, betamin, mutagen, feed coat.
- Cung cấp vitamin: cho ăn mỗi ngày 1 lần, cung cấp mutagen trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
- Cung cấp Mutagen trong trường hợp tôm căng thẳng hoặc môi trường thay đổi. Cung cấp thức ăn bổ sung (Supplement feed).
- Dùng tảo để phòng ngừa. Sử dụng vi sinh để phòng ngừa. Giảm lượng thức ăn, có so với mức bình thường. Thêm đường cát.
- Kiểm tra chất lượng nước và đất để xử lý: chất lượng nước thay đổi như độ đục trong (do bùn đất hay do tảo), pH, độ kiềm (Alkalinity) có thể xử lý cho phù hợp bằng cách sử dụng D-100, Super-Ca, Sunslant WSP, Cleaner-80, Zymetine, Aqua bac, Powe pack. Luôn luôn kiểm tra thức ăn và sức khỏe của tôm thì: kiểm tra thức ăn trong vỏ; kiểm tra vibrio trong nước và trong gan tôm (từ khi tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/cc và trong gan không nên có).