Tôm thẻ chân trắng là một trong những giống tôm được nuôi thâm canh phổ biến nhất ở nước ra. Tôm phát triển nhanh và thích nghi tốt với môi trường nên được nhiều hộ dân lựa chọn. Đối với những người có kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng lâu năm thì không thể nào không biết đến bệnh mềm vỏ ở tôm. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất những đây là căn bệnh nền khiến tôm trở nên yếu đi và dễ dàng mắc những căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích nguyên nhân và cách phòng trị bệnh mềm vỏ ở tôm hiệu quả. Kết hợp với các bước chăm sóc truyền thống và dinh dưỡng phù hợp đảm bảo tôm của bạn sẽ cho chất lượng tốt nhất, thu về lợi nhuận như mong muốn.
Tìm hiểu bệnh mềm vỏ ở tôm
Bệnh mềm vỏ ở tôm là một trong những căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở tôm thẻ chân trắng. Khi bị bệnh tôm có các dấu hiệu như vỏ mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề,… Tôm dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, protozoa. Những con tôm bị mềm vỏ, yếu ớt và chậm phát triển.
Bệnh làm cho tôm dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm, làm tôm yếu đi, chậm lớn, trôi dạt vào bờ, thậm chí có khi chết. Bệnh không gây mất mùa như EMS, đốm trắng, đầu vàng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm và gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát. Từ đó dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh. Tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ.
Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ ở tôm
Bệnh mềm vỏ xảy ra ở tôm nguyên nhân chủ yếu có thể là do dinh dưỡng và môi trường. Cụ thể như sau:
– Do dinh dưỡng: Tôm bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thiếu hàm lượng canxi và phốt pho. Tình trạng này khiến quá trình lột xác của tôm sẽ không thành công. Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ khoáng cần thiết sẽ giúp tôm trở lại bình thường.
– Do môi trường ao nuôi: Nước bị nhiễm các chất thải nông nghiệp, công nghiệp hoặc bị dư thừa hóa chất. Đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh mềm vỏ trên tôm.
– Ngoài ra, bệnh còn do quý bà con nuôi tôm quá dày, môi trường thường xuyên biến động, độ mặn hoặc độ kiềm trong ao nuôi thấp,…
Biện pháp phòng trị bệnh
Để phòng bệnh mềm vỏ ở tôm hiệu quả, bà con nên thực hiện công tác cải tạo và quản lý ao nuôi theo đúng kỹ thuật. Thực hiện đúng quy trình theo 3 bước: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học. Đồng thời lưu ý đến các yếu tố sau đây:
– Cần có ao lắng để chứa nước dự trữ, đảm bảo nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi. Tránh lấy nước trực tiếp từ ngoài sông rạch chưa qua xử lý.
– Lựa chọn giống tôm đã qua kiểm dịch, không mầm bệnh.
– Thả tôm giống với mật độ vừa phải, không quá dày cũng không quá thưa.
– Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như: độ pH, hàm lượng oxy,…
– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học ổn định môi trường ao nuôi. Tham khảo một số loại chế phẩm như: Bac-Up, Bottom – Up, Comprezyme,…
– Nuôi tôm an toàn sinh học, nói không với kháng sinh để đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.