Hiện nay, ngành nghề nuôi cá nước lạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá hồi vân và cá tầm đã trở thành đối tượng phát triển trong nghề nuôi trồng thủy sản ở nhiều địa phương đang có lợi thế đồng thời góp phần khai thác tiềm năng của các thủy vực nước lạnh.
Cá hồi vân là loài cá nước lạnh du nhập vào Việt Nam khoảng một thập kỷ qua. Với giá trị kinh tế cao và đầu ra thuận lợi nên nghề nuôi cá hồi vân phát triển ở những vùng có điều kiện khí hậu đặc biệt như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) … Việc nuôi cá hồi vân thương phẩm có vai trò phát triển nền kinh tế của địa phương tại các tỉnh miền núi, giúp khai thác nguồn nước lạnh có sẵn ở các vùng sâu, vùng xa để sản xuất một sản phẩm đạt chất lượng cao.
Yêu cầu về nhiệt độ
Cần đảm bảo nhiệt độ từ 12 – 21o C, độ pH nước từ 6,5 – 8,5; oxy hòa tan trên 6 mg/lít.
Phương pháp nuôi
– Có thể nuôi cá hồi vân trong bể, hệ thống ao nước chảy, nuôi lồng bè trên hồ chứa. Các trại nuôi cá hồi vân cần được xây bể chứa nước và bể xử lý nước, đặc biệt cần có hệ thống sục khí và mái che nắng; sử dụng nước khe suối ở núi cao có nhiệt độ thấp là tốt nhất.
– Hàng ngày, cần loại bỏ chất thải ở đáy ao, ở trong bể nhằm tránh nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa, chất thải… Nếu nuôi lồng, cần làm sạch định kỳ 3 ngày/ lần và hàng tháng thay lưới mới.
– Sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein trên 50% với hàm lượng lipid thô trên 20%.
Quản lý chăm sóc
Cá được nuôi trong môi trường nước chảy, đảm bảo độ sạch. Nếu nước đục, bẩn, cá sẽ kém ăn và phát triển chậm. Do đó phải thường xuyên kiểm tra ao nuôi để đảm bảo nguồn nước luôn sạch. Khi phát hiện nguồn nước bị đục thì phải xử lý kịp thời bằng cách cung cấp định kỳ muối cho ao nuôi. Như vậy sẽ bổ sung thêm các ion kim loại cần thiết sẽ giúp cho ao nuôi luôn trong sạch.
Khi nuôi cá hồi vân cần lưu ý thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường. Chẳng hạn như nhiệt độ nước, oxy hòa tan phải luôn duy trì trên 6mg/l. Tiến hành xi phông đáy ao bể hàng ngày tránh hiện tượng nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn nhiều, chất thải… Vì hàm lượng đạm, mỡ trong thức ăn cá hồi rất cao. Nếu nuôi lồng định kỳ làm sạch lồng với chu kỳ 3 ngày/lần và cứ 1 tháng tiến hành thay lưới mới nhằm tránh hiện tượng lưới ngâm lâu ngày dễ phát sinh bệnh tật. Nuôi cá hồi cần thực hiện chế độ ghi chép nhật ký và giám sát thường xuyên. Giám sát và ghi chép hàng ngày về chế độ nước, cho ăn, dùng thuốc; hiện trạng bắt mồi của cá.
Cách phòng bệnh
– Cần ghi chép nhật ký và giám sát thường xuyên chế độ nước, thức ăn, dùng thuốc, hiện trạng bắt mồi của cá hồi vân.
– Cá hồi vân bị bệnh thường do nấm và ký sinh trùng. Vì vậy, cần chăm sóc cá hồi vân cẩn thận. Tắm muối nồng độ 2% định kỳ 2 tuần/lần, trong khoảng 20 – 30 phút.
Thụ hoạch sản phẩm
Khi cá đạt trọng lượng 1,5 – 1,8 kg thì có thể thu hoạch. Thực hiện thao tác thu hoạch nhẹ nhàng vì thể trạng cá yếu dễ bị chết, làm giảm giá trị sản phẩm.