Ngành tôm công nghiệp hiện nay đang đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức về thị trường, dịch bệnh, nhất là thời tiết nắng nóng. Các bệnh phân trắng, đốm trắng đang gây thiệt hại rất nhiều, đặc biệt là dịch bệnh hoại tử gan tuỵ có nguy cơ bùng phát và tăng cao. Khi nhiệt độ tăng khiến cho độ mặn ở trong ao tăng lên và làm cho quá trình phân hủy chất thải hữu cơ trong ao diễn ra nhanh hơn.
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến các ao nuôi tôm bị nhiễm mặn cao và bốc hơi nhanh, vi khuẩn phát triển nhanh, tôm chậm lớn do hiện tượng sốc môi trường, dịch bệnh bùng phát từ đó gây thiệt hại về kinh tế. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ một số kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm trong mùa nắng nóng như sau:
Nắng nóng gây ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi?
Từ đầu năm đến nay, thời tiết tương đối khắc nghiệt với tình trạng nắng nóng kéo dài và khô hạn. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến vụ nuôi của nhiều bà con. Trên thực tế, tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng 26-32oC. Vì thế khi nhiệt độ trên 33oC sẽ khiến cho tôm nuôi bị sốc môi trường; sức khỏe yếu, dễ bùng phát dịch bệnh.
Tôm hoạt động nhiều mất nhiều năng lượng và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến chất thải nhiều hơn. Ngoài ra, nắng nóng khiến các loại cây cỏ thủy sinh trong ao chết đi. Từ đó làm môi trường phú dưỡng hơn tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ, màu nước đậm,… Khi đó:
– Vi khuẩn trong ao phát triển mạnh mẽ hơn. Gây bệnh cho tôm như: tôm bị đứt râu, bệnh phân trắng, phân xốp, nước phát sáng,….
– Tôm nổi đầu về đêm do thiếu oxy. Sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm đang lột xác sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt,….
– Nắng nóng còn làm cho nước ao bốc hơi nhanh. Đồng thời độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy (EMS).
Ngoài ra, những yếu tố môi trường ao nuôi càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa với lưu lượng nước lớn. Cụ thể, nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ trên bờ xuống ao nuôi. Từ đó làm giảm pH, nhiệt độ phân tầng,… Dẫn đến hiện tượng tôm yếu, mất khả năng đề kháng dễ mắc bệnh và chết đột ngột.
Quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi
Gia cố bờ bao để chống thoát nước
Vùng nuôi tôm thường chịu ảnh hưởng điều tiết nước của các cống; tình trạng xâm mặn đến vùng ngọt hóa và chất đất giữ nước kém. Cần phải gia cố bờ bao để chống thất thoát nước. Đồng thời mở rộng diện tích mương tạo không gian rộng cho tôm hoạt động.
Hình thức nuôi
Đối với vùng nuôi tôm trên đất trồng lúa, bà con nên canh tác một vụ tôm vào mùa nắng, một vụ lúa vào mùa mưa. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ góp phần tăng thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ, tạo thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm.
Chọn đối tượng nuôi
Chọn những đối tượng nuôi kết hợp có giá trị kinh tế, không cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với tôm nhằm giảm thiểu dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và chia sẻ rủi ro do canh tác độc canh tôm sú (ví dụ: mô hình tôm – cua – cá…).