Cây hồng là một trong những cây ăn quả khá quen thuộc với người dân Việt Nam, bản thân quả hồng chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin C, vị cũng khá dễ ăn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Quả hồng thuộc chi Thị (Diospyros) có dáng hình cầu hoặc dạng quả cà chua bẹp, đài hoa thường dính chặt với quả mỗi khi chín, loại quả hồng phổ biến nhất trên thế giới là hồng Nhật Bản, đây là giống hồng có vị ngọt, ít chua, thịt mềm và có bị xơ, hiện tại ở Nhật đang trồng rất nhiều loại quả này và là cảm hứng cho nhiều tác giả, hoạ sĩ sáng tác truyện tranh.
Quả hồng khi chưa chín thường có vị rất chát do chứa hàm lượng tannin cao, nên vì thế phải đợi thật chín mềm mới có thể ăn được, người ta thường làm quả hồng chóng chín bằng cách đem ủ. Có nhiều cách ủ như dùng hơi nóng, trấu, cồn hay etilen để ép chín, ngoài việc để ăn thì nhiều người còn sử dụng để cất rượu hoặc làm giấm, bà con đang có dự định trồng loại cây này thì hãy cùng theo dõi phương pháp trồng và kỹ thuật chăm sóc để thu được năng suất cao nhất nhé.
Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống cây hồng
Nhân giống bằng ghép cây. Đây là phương pháp nhân giống chính hiện nay. Bằng cách: gieo hạt giống hồng hạt, lá nhẵn làm gốc ghép, khi gốc ghép có đường kính ± 1cm là ghép được.
Phương pháp đào hố trồng và bón lót cho cây
Đào hố có kích thước sâu 80cm, rộng 80cm. Để đất mặt riêng để lót xuống đáy hố, đất ở đáy hố cho lên sẽ phủ trên miệng hố. Bón lót cho mỗi hố 50-60kg phân hữu cơ +0,5-1,0kg supe lân+0,5- 1,0kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây.
Thời điểm trồng cây hồng
Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố. Đặt bầu cây vào hốc, phủ đất kín bầu (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng một cọc nhỏ cắm nghiêng buộc vào cây để cây không bị lay gốc. Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10-15 lít nước cho mỗi gốc. Sau trồng khoảng 2-3 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải. Nước phân lợn pha loãng theo tỷ lệ 1/10 hoặc dùng phân đạm và kali pha loãng 2-5% để tưới cho cây. Cách gốc 50-60cm, mỗi tháng có thể tưới 1-2 lần.
Kỹ thuật chăm sóc
Hằng năm căn cứ vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây mà có thể bón lượng phân cho mỗi cây như sau: 30-50kg phân hữu cơ +1,0 -2,0kg đạm urê +0,5-2,0kg supe lân+0,5-1,0kg kali clorua.
Phương pháp phòng trừ sâu bệnh
Bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục và phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu.
Khử chát cho hồng
Thu hoạch khi quả đã chín già để quả có độ ngọt cao. Đối với giống hồng không hạt địa phương thì phải xử lý khử chát, đối với các giống hồng nhập nội.