Trồng tiêu là một trong những hướng đi bền vững. Những năm qua, nhờ ưu thế về diện tích gieo trồng tiêu, Việt Nam đã trở thành nước có diện tích và sản lượng thu hoạch tiêu lớn nhất thế giới.
Sau khi các hoạt động du lịch, giải trí, khách sạn và nhà hàng được mở cửa trở lại, nhu cầu đối với hàng hóa nói chung và hạt tiêu nói riêng đã tăng rất mạnh so với trước đó. Về thị trường trong nước nhìn chung vẫn còn khá trầm lắng, chưa được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo như dự báo, giá tiêu toàn cầu đang dần tốt lên. Dự là sẽ tăng trong thời gian tới cho đến cuối năm. Các mức giá sẽ được thiết lập chắc chắn. Song mức tăng cũng không lớn. Vậy nguyên nhân khiến giá tiêu liên tiếp tăng, có sự biến động về giá là do đâu?
Giá tiêu nhảy vọt so với cùng kỳ năm ngoái
Những ngày giữa tháng 9, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 2 – 2,7% so với ngày 30/8. Lên mức 76.000 – 80.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 119.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Tương đương mức tăng 1,7% so với cuối tháng 8. Và tăng mạnh 77% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, theo khảo sát của Dân Việt, giá tiêu xô ngày 28/9 tại khu vực Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cao nhất cả nước, đạt 83.300 đồng/kg. Giá tiêu tại Bình Phước ở mức 81.300 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai đạt 79.000 đồng/kg. Giá tiêu tại khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông ngày 28/9 tăng gần 1.000 đồng/kg, hiện đạt 80.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu hôm nay tại thủ phủ Chư Sê, tỉnh Gia Lai ở mức 79.200 đồng/kg. Bước sang tháng 10, giá tiêu dao động khoảng 78.000 – 82.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Và gấp đôi so với thời kỳ chạm đáy vào tháng 4/2020.
Cứ định kỳ giá tiêu sẽ tăng
Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết cứ 8 – 10 năm, giá tiêu sẽ bắt đầu chu kỳ tăng mới. Và có thể đạt đỉnh như chu kỳ trước. Hiện tại, giá tiêu đang dần tốt lên. Và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 – 100.000 đồng/kg. Dù giá tiêu tăng mạnh nhưng người hưởng lợi nhiều nhất lại không phải là nông dân. Bởi họ bán phần lớn hàng hóa ngay sau vụ thu hoạch. Lượng tiêu trong dân còn rất ít.
Theo nhiều ý kiến phân tích, khi giá tiêu gần chạm mức 85.000 đồng/kg, người hưởng lợi nhiều nhất là các thương lái, nhà đầu cơ. Ở thời điểm này, dù các đại lý đang thu mua tiêu với giá cao. Song giao dịch trong dân không nhiều. Nông dân vừa mừng vừa tiếc. Bởi trong cảnh “vườn không, nhà trống”, tiêu cũ đã bán hết, tiêu mới chưa trổ bông.
Nguyên nhân giá tiêu tăng
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân giá tiêu liên tục tăng bất chấp những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 là do có những đơn hàng từ thương nhân Trung Quốc, Mỹ.
Đáng chú ý, thị trường châu Âu, châu Á cũng đẩy mạnh mua hạt tiêu từ Việt Nam. Với nhu cầu tăng mạnh từ Đức, Hà Lan, Pháp, Philippines, Pakistan… Bên cạnh đó, cuộc chiến chống Covid-19 đang dần được đẩy lùi. Các doanh nghiệp cũng rục rịch thu mua. Để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu dịp cuối năm. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Phước Bính – Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khẳng định: Trong bối cảnh hiện nay, giá tiêu tăng là chuyện bình thường. Giá tiêu không tăng cao mới là lạ. Và đang tăng ở hầu hết các nước sản xuất lớn.