Tình hình dịch bệnh Covid-19 lại tiếp tục gây khó khăn cho thị trường phân bón trong và ngoài nước. Nhiều nhà máy sản xuất, hộ dân buộc phải tạm dừng hoạt động sản xuất. Giá tăng mạnh, nguồn cung hạn chế, nhu cầu đang tăng trở lại là một trong những yếu tố thúc đẩy giá thị trường phân bón tăng mạnh trong thời gian tới.
Sau một thời gian hạ nhiệt, giá nguyên liệu đầu vào và giá phân bón tại việt nam và trên thế giới lại tiếp tục tăng “nóng” hơn bao giờ hết. Liên tiếp các mức giá kỷ lục được thiết lập dẫn đến việc sản xuất có nhiều bất lợi. Mức giá này được xem là kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Với việc giá phân bón tiếp tục tăng nóng chóng mặt trong thời gian gần đây, nhiều nông dân gặp không ít khó khăn khi chi phí đầu vào tăng ‘không phanh’.
Nông dân té ngửa vì giá phân sau đợt dịch
Trước làn sóng biến động giá như hiện nay sau đợt dịch Covid-19 bùng phát, giá thiết bị điện, nhựa, sắt, thép…. trên thị trường trong nước đã tăng phi mã. Việt Nam là nước nông nghiệp xuất khẩu gạo nằm trong 3 nước đứng đầu thế giới. Chỉ sau Thái Lan và Ấn Độ. Vì vậy phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nằm trong nhóm bình ổn giá, theo quy định của Nhà nước. Thế nhưng từ đầu năm đến nay, thị trường giá phân bón tăng chưa từng có.
Nếu tính từ tháng 1/2021 đến hiện tại, giá một số loại phân tăng cao. Như Urê Phú Mỹ từ 6.750 đồng/kg lên 16.400 đồng/kg (tăng 142%); Urê Cà Mau từ 6.800 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg (tăng 115%).
Giá phân tăng kỷ lục trong 10 năm trở lại đây
Thời gian qua, tại ĐBSCL, giá phân bón biến động đến mức kỷ lục. Có loại tăng vượt 100%. Ông Huỳnh Hiền, chủ đại lý bán vật tư nông nghiệp tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ than thở: “Một số công ty báo như sau, hiện tại nguồn nhiên liệu đầu vào khan hiếm; phí vận chuyển tăng lên gấp 2-3 lần năm trước, giá nhập khẩu tăng. Chi phí vận chuyển từ cảng, đến nhà máy cũng tăng. Do nguồn cung hạn chế. Các đại lý cũng đang dần hết hàng. Kèm theo ảnh hưởng khủng hoảng, khí đốt thế giới”.
Nhiều nông dân trồng lúa cho biết đang bị lỗ nặng. Do giá nguyên liệu vật tư đầu vào. Đặc biệt là phân bón tăng cao. Trong khi giá lúa giảm sâu và khó tiêu thụ. DAP Đình Vũ từ 8.550 đồng/kg lên mức hiện tại là 19.000 đồng/kg (tăng 123%); NPK Bình Điền (16-16-8) tăng từ 8.860 đồng/kg lên 18.400 đồng/kg (tăng 107%). Các loại phân khác như Lân, Kali… cũng tăng ít 100.000 – 200.000 đồng/bao.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), giá phân bón thế giới cao đạt mức kỷ lục, trong vòng 10 năm trở lại đây. Điều này đẩy doanh nghiệp vào tình thế tiến thoái, lưỡng nan. Nếu doanh nghiệp tăng giá quá cao thì ảnh hưởng người dân. Không tăng giá thì không phù hợp với cơ chế thị trường, và doanh nghiệp lỗ lã. Giá phân leo thang khiến các đại lý vật tư nông nghiệp gặp khó khăn; nhà vườn thì vò đầu, bứt tóc.
Nguyên nhân dẫn đến diễn biến giá phân bón
Theo các chuyên gia tại một số công ty sản xuất phân bón ở ĐBSCL, nguyên nhân dẫn đến diễn biến giá Urê trên thị trường tăng đột ngột do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Cụ thể nguyên nhân là do nguyên liệu tăng giá; khủng hoảng giá khí đốt thế giới; chi phí vận chuyển tăng… Vườn cây sẽ không đạt năng suất như mọi năm do phân bón giá cao. Nông dân ngán ngại bón không đủ phân.
Nguyên nhân 1: Khủng hoảng khí đốt, giá vận chuyển, nguồn cung thắt chặt
Thứ nhất do khủng hoảng khí đốt tại châu Âu. Làm nguyên liệu sản xuất Urê tăng mạnh so với thời gian trước. Thứ hai, do nguồn cung bị thắt chặt từ những nước lớn. Như Trung Quốc, khu vực Trung Đông,.. Thứ ba là do giá cước vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng dây chuyền. Cụ thể tại Đông Nam Á, giá Urê giao dịch kết thúc tuần từ 16/9/2021 với giá 427USD/tấn (giá FOB), thì kết thúc tuần 23/9/2021 mức giá nhảy vọt lên mức 503 – 527 USD/tấn. Đây là thời điểm mà nhiều người “sốc” nặng. Chỉ trong vòng 1 tuần, đây là mức tăng giá kỷ lục trong vòng khoảng 10 năm lại đây.
Hiện tại giá dầu Brent chạm ngưỡng 80 USD/thùng, được xem là mức giá cao nhất trong 3 năm qua. Ngân hàng Goldman Sachs nâng mức dự báo dầu thô Brent đến cuối năm là 90 USD/thùng. Ngoài ra giá khí thiên nhiên, trong tuần qua đã đạt mức 6,16 USD/mmBTU giao kỳ hạn 11/2021. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nguyên liệu vận hành nhà máy sản xuất Urê trong nước và trên thế giới.
Nguyên nhân 2: Chi phí phát sinh tăng
Chi phí lưu thông vận chuyển, chậm giải phóng tàu, giải phóng kho… tăng 15% chi phí phát sinh. Liên quan đến hoạt động, xét nghiệm, thông chốt, thông quan chuyển khẩu tại chỗ cũng là nguyên nhân đẩy giá Urê cao ngất ngưởng.
Trong điều kiện hội nhập, liên thông giữa các thị trường hàng hóa trên thế giới. Điều tác động, ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Trong đó có ngành hàng phân bón như hiện nay.
Nhà vườn khổ sở, vụ mùa thất thu
Trường hợp 1
Ông Trương Văn Cần, nhà nông ngụ ấp Trường Thọ 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ nói: “Nếu tình trạng phân bón còn tăng liên tục như thế này, thử hỏi nhà vườn lấy gì để sống? Trái cây giá cả thì bấp bênh, lúc lên, lúc xuống, thu hoạch năm nay mà đủ trả tiền phân là mừng rồi”. Giá phân bón tăng cao, còn ảnh hưởng trực tiếp đến nâng suất của những khu vườn, mảnh ruộng. Ông Cần nói thêm: “Chú biết không, ngày xưa tôi bón cả vườn nhà 5 công (mỗi công 1.000m2) hết 6 bao phân (mỗi bao 50kg).
Nay giá phân bón cao hơn gấp đôi giá năm trước, mình phải liệu cơm, gấp mắm, chỉ bón 3 bao thôi, sợ không có tiền trả cho đại lý. Vì vậy khu vườn năm nay dự đoán sẽ cho trái không bằng mọi năm. Giá phân cao nhất là phân Urê, tôi vừa mới mua loại Urê Phú Mỹ 1 bao 50kg giá 820.000 đồng. Trong khi năm trước giá loại này chỉ 360.000 đồng (tăng 127% – PV). Nghe mà chóng mặt chú ơi. Mong Nhà nước có chính sách bình ổn giá cho bà con nông đỡ khổ”.
Trường hợp 2
Theo 1 nông dân khác là ông Trần Văn Ơn ngụ ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền: “Nhà tôi hiện tại có 5 công đất trồng sầu riêng. Trồng đã được 3 năm chưa cho trái, mỗi năm phải bón phân một lần. Hiện nay đã đến hạn bón phân đợt thứ 3. Bình quân mỗi công phải bón 6 bao phân Urê. Với giá phân cao trên trời vậy, 1 công chi phí tôi bỏ ra tổng cộng đến 5 triệu đồng tiền mua phân, chưa kể thuốc nông nghiệp các loại. Tính ra tổng cộng 5 công, tiền phân bỏ ra hết 25 triệu đồng”.
Đại lý gặp không ít khó khăn
Ông Huỳnh Hiền, chủ đại lý bán vật tư nông nghiệp tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ cho biết: “Không chỉ nhà vườn mà đại lý chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn, do giá phân bón biến động trong thời gian qua”. Theo ông, vấn đề hiện tại là xoay nguồn vốn. Giá công ty báo lên lúc nào không biết trước, hàng sắp hụt thì ông vẫn phải nhập vào liên tục để bán cho bà con nông dân. Trong khi tiền chỉ thu sau một vụ mùa. Vừa bán thiếu xong, giá phân nhập vào tăng, xem như lỗ.
Do đó, một số chủ đại lý vật tư nông nghiệp thời gian gần đây đã kiên quyết không bán thiếu. Có tiền mặt thu vào, sau đó mua cao hơn, họ vẫn không “cay đắng” bằng việc bán thiếu giá rẻ, sau đó bỏ tiền nhiều hơn để mua lại. Và phía thiệt thòi nhất vẫn là người nông dân.
Vấn đề của thị trường phân bón Việt Nam
Vấn đề của thị trường phân bón VN thời gian qua là thiếu một chính sách điều tiết hợp lý, có thể nói là đang được thả nổi, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, nhất là trong bối cảnh giá nông sản thấp, tiêu thụ khó khăn do dịch bệnh.
Giải pháp hiện nay
Ông Dương Quốc Nam – phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho hay giá vật tư đầu vào tăng “phi mã”, trong khi giá nông sản có xu hướng giảm. Nếu không giải quyết được thì rất khó cho người dân sản xuất. Ông Huỳnh Anh Tuấn – phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – kiến nghị ngành công thương và nông nghiệp có giải pháp cụ thể giảm giá thành nguyên liệu vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
Và theo ông Thanh, giá cả do thị trường quyết định, giá phân bón trong nước cũng “không thể khác được” khi giá phân bón thế giới tăng. Do đó, ông Thanh cho rằng để giảm giá phân bón cần có các giải pháp từ chính sách của Nhà nước như sửa đổi chính sách thuế VAT, tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển hàng hóa… Ngoài việc yêu cầu các nhà sản xuất tiết giảm tối đa chi phí, thì việc sản xuất trong nước hiện tại là chìa khóa để cân bằng lại giá phân bón trong nước. Tránh tình trạng tăng giá phi mã.